Huyện Đan Phượng muốn cơ chế đặc thù để lên thành quận

Huyện Đan Phương đề nghị TP Hà Nội có cơ chế đặc thù hỗ trợ huyện thành quận cùng với xây dựng xã nông thôn kiểu mẫu, huyện nông thôn mới nâng cao để huyện chủ động đầu tư chỉnh trang đường giao thông.

Ngày 2/11, ông Hà Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội chủ trì buổi làm việc với huyện Đan Phượng để rà soát tiến độ xây dựng, phát triển huyện Đan Phượng thành quận.

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Thạc Hùng Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng báo cáo hiện nay huyện Đan Phượng còn 6 tiêu chí chưa đạt tiêu chuẩn cấp quận.

Cụ thể các tiêu chí: Cân đối thu chi ngân sách mới đạt khoảng 23,2% (tiêu chuẩn có dư); Mật độ đường giao thông đô thị đạt 9,19 km/km2 (tiêu chuẩn ≥ 10km/km2); Cơ sở y tế cấp đô thị đạt 1,58 giường/1000 dân (tiêu chuẩn ≥ 2,4 giường/1000 dân); Tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật đạt 4,06% (tiêu chuẩn ≥ 50%); Đất cây xanh công cộng trên địa bàn đạt 2,05 m2/người (tiêu chuẩn 6m2/người); Tỷ lệ tuyến phố văn minh đô thị tính trên tổng số trục phố chính: 0 (tiêu chuẩn ≥60%).

Đến hết năm 2020, 15/15 (100%) xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Dự kiến năm 2021, có 5 xã: Đan Phượng, Song Phượng, Tân Hội, Liên Hà, Thọ Xuân đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Huyện cũng đề nghị Thành phố có cơ chế đặc thù hỗ trợ huyện thành quận cùng với xây dựng xã nông thôn kiểu mẫu, huyện nông thôn mới nâng cao để huyện chủ động đầu tư chỉnh trang đường giao thông.

Xem xét giao cho UBND huyện Đan Phượng làm chủ đầu tư và bổ sung vào kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025 của Thành phố để thực hiện dự Dự án Trường THPT liên cấp huyện Đan Phượng (Theo Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy).

Đề nghị Sở Xây dựng có hướng dẫn cách tính các tiêu chí đô thị đối với vùng đất bãi, mặt nước sông Hồng, sông Đáy.

Theo ông Hà Minh Hải, qua tổng hợp hiện Đan Phương vẫn còn một số chỉ tiêu quan trọng chưa đạt, đây cũng là thực trạng tại các huyện khác và hiện vẫn còn rất khó khăn, nếu không có những giải pháp vừa phát huy nội lực vừa phát huy sự hỗ trợ của Thành phố thì không thể giải quyết được các điểm nghẽn, những khó khăn rất lớn này.

Theo Đời sống
Việc miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên UBND bằng hình thức biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín. (Ảnh minh hoạ).

Hà Nội và TPHCM có không quá 5 phó chủ tịch UBND

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký xác thực Văn bản hợp nhất ban hành Nghị định quy định số lượng phó chủ tịch UBND và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên UBND.
back to top