<p>Hoa to và đẹp, mọc đơn độc hoặc tụ nhiều hoa, khi mới nở vào buổi sáng có màu trắng, chiều ngả màu hồng đỏ. Quả hình cầu năm cạnh, có lông màu vàng nhạt.</p> <p>Kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm đã chứng minh: Dịch chiết hoa phù dung có tác dụng ức chế khá mạnh đối với tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn tan huyết và trực khuẩn mủ xanh; Với trực khuẩn thương hàn và coli cũng có tác dụng ức chế ở một mức độ nhất định.</p> <p>Trong y học cổ truyền, dùng làm thuốc là hoa và lá phù dung. Để tươi hoặc phơi - sấy khô. Dược liệu có vị cay, tính bình, có công dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết chỉ huyết (làm mát huyết và cầm máu), tiêu thũng chỉ thống (làm hết phù thũng và giảm đau), thông kinh hoạt huyết, bài nùng (làm hết mủ) dùng để chữa các chứng bệnh như ung thũng, mụn nhọt, lở loét, bỏng, ho do phế nhiệt, thổ huyết, băng lậu, bạch đới... Dùng riêng hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác trong những bài thuốc sau:</p> <p><em>Trị viêm khớp:</em> Hoa phù dung 15g, xích đậu 15g, hai thứ nghiền nhỏ, trộn với mật ong rồi đắp lên khớp đau. Cũng có thể thay thế bằng bột lá phù dung khô.</p> <p><em>Trị cảm mạo:</em> Hoa hoặc lá phù dung 30g, hậu phác 3g. Sắc kỹ 2 lần lấy 2 nước hòa đều, chia uống 3 lần trong ngày.</p> <p><em>Trị phế ung (áp-xe phổi): </em>Hoa phù dung 20-30g sắc uống. Có thể cho thêm 10-20g đường phèn.</p> <p><em>Trị ho ra máu, khí hư (bạch đới): </em>Hoa phù dung 10 đóa, sắc uống.</p> <p><em>Chữa kinh nguyệt kéo dài, xuất huyết tử cung:</em> Hoa phù dung 20-30g sắc uống. Hoặc dùng bài: hoa phù dung và gương sen (liên phòng) lượng bằng nhau, sấy khô tán bột, uống mỗi ngày 6g với nước cơm.</p> <p><em>Chữa kinh nguyệt không đều: </em>Hoa phù dung hoặc vỏ rễ 9-12g, sắc uống.</p> <p><em>Để trị thống kinh: </em>Ðế hoa phù dung 7 cái, sắc kỹ lấy nước, hòa thêm một chút đường phèn rồi uống.</p> <p><em>Trị viêm tuyến vú: </em>Hoa, lá hoặc rễ phù dung sắc uống hoặc giã nát đắp vào nơi tổn thương.</p> <p><em>Chữa tổn thương do trật đả: </em>Dùng hoa và lá phù dung tươi giã nát đắp vào nơi tổn thương hoặc dùng bột hoa phù dung khô trộn với dấm, rượu và nước trà thành dạng cao rồi đắp lên chỗ đau.</p> <div> <ul style="display: flex;"> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> </ul> </div> <p><em>Chữa viêm kết mạc:</em> Hoa phù dung 9-30g, sắc uống.</p> <p><em>Trị chắp và lẹo mắt: </em>Hoa phù dung tươi 3g, bạc hà tươi 3g, hai thứ rửa sạch, giã nát rồi đắp lên tổn thương, mỗi ngày 2-3 lần.</p> <p><em>Trị mắt sưng đau do chấn thương:</em> Dùng hoa hoặc lá phù dung non 1 nắm, sinh địa 6g, hai thứ nghiền nát, trộn với sữa mẹ rồi đắp lên mắt bị bệnh.</p> <p><em>Trị zona, vết thương do ong đốt, rắn độc và côn trùng cắn:</em> Hoa hoặc lá phù dung khô, lượng vừa đủ, tán bột, trộn với dầu vừng rồi bôi vào vết thương.</p> <p><em>Trị mụn nhọt, đinh độc, hậu bối, chín mé:</em> Dùng 1 trong số bài thuốc sau:</p> <p><em>Bài 1:</em> Hoa phù dung tươi giã nát đắp vào nơi bị bệnh.</p> <p><em>Bài 2:</em> Hoa phù dung 30g, đan bì 15g, sắc uống.</p> <p><em>Bài 3:</em> Hoa phù dung và dã cúc hoa lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột, trộn với mật ong bôi lên tổn thương.</p> <p><em>Bài 4: </em>Hoa hoặc lá phù dung sấy khô tán bột, trộn với vaseline thành cao mềm theo tỷ lệ 1: 4 rồi đắp lên tổn thương, hàng ngày hoặc cách ngày thay thuốc một lần.</p> <p><em>Bài 5:</em> Hoa hay lá phù dung 1 phần, lá dâu leo 1 phần, hai thứ giã nát, trộn thêm chút muối rồi bó, đắp vào nơi tổn thương.</p> <p><em>Bài 6:</em> Hoa hay lá phù dung 1 phần, củ chuối tiêu 2 phần, lá vòi voi hoặc rau má tươi 1 phần, muối ăn một chút, tất cả giã nát rồi đắp lên tổn thương.</p> <p><em>Chữa bỏng nhẹ:</em> Dùng một trong số bài thuốc sau:</p> <p><em>Bài 1:</em> Hoa hoặc lá phù dung 18g, đại hoàng 12g, bạch chỉ 9g, cam thảo 9g. Tất cả sấy khô, nghiền thành bột mịn rồi trộn với dầu trà hoặc dầu vừng bôi lên tổn thương.</p> <p><em>Bài 2:</em> Hoa phù dung 15g, thanh đại 9g, hai thứ tán bột, trộn với dầu vừng bôi vào nơi bị tổn thương.</p> <p><em>Bài 3:</em> Hoa phù dung dùng tươi lượng vừa đủ đem ngâm trong dầu ăn cho đến khi hoa chìm xuống đáy thì lọc bỏ bã, đựng trong bình kín dùng dần; dùng gạc hoặc bông vô trùng thấm dầu thuốc bôi nhẹ nhàng vào vết thương 2-3 lần/ ngày.</p> <p> </p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Hoa phù dung tiêu viêm, giảm đau
(Khoahocdoisong.vn)- Phù dung còn được gọi là mộc liên, địa phù dung, sương giáng hoa, túy tửu phù dung, đại diệp phù dung..., tên khoa học là Hibiscus mutabilis L.
Thói quen xấu gây đau lưng, cổ vai gáy nhiều người mắc phải
Ngày nay, nhiều người thường xem nhẹ các triệu chứng đau lưng hay cổ vai gáy. Tuy nhiên, nhiều trường hợp không chỉ là cơn đau tạm thời mà có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng.
Kháng thuốc: Mối đe dọa hàng đầu với sức khỏe cần hành động ngay
Kháng thuốc hiện là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng và sự phát triển bền vững. WHO đưa ra chủ đề là “Giáo dục, Vận động, Hành động ngay”.
Trong 3 năm, gần 300.000 ca tử vong do đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, đã có gần 300.000 ca tử vong do đề kháng thuốc kháng sinh tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến năm 2023. Dùng kháng sinh đúng liều sẽ giúp mỗi thành viên trong gia đình khỏe mạnh.
Những yếu tố khiến phụ nữ có nguy cơ lạc tuyến nội mạc tử cung
Để tránh cắt tử cung do lạc tuyến nội mạc tử cung cần phải hiểu rõ về bệnh để biết cách phòng ngừa và phát hiện sớm.
Các bệnh thường gặp về dạ dày ai cũng nên biết
Viêm loét dạ dày tá tràng và trào ngược dạ dày thực quản... là những bệnh thường gặp và cần được chú ý và điều trị kịp thời nếu không sẽ dẫn đến xuất huyết tiêu hóa, ung thư dạ dày.
Bệnh chứng nặng nề do không tuân thủ điều trị đái đáo đường
Biến chứng đái tháo đường phần lớn do lượng đường trong máu tăng cao trong thời gian dài không kiểm soát gây tổn thương mạch máu nhỏ, mạch máu lớn. Khi mạch máu bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến chức năng của thần kinh, mắt, thận, tim, chi,…
8 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn canh nấm rừng
Khoảng 1 giờ sau khi ăn canh nấm rừng, cả 8 người đều có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, mất ý thức, buồn nôn, đau bụng dữ dội nên được đưa đến phòng khám Quân dân y A Xan cấp cứu.
Lạc quan trên hành trình 14 năm chiến thắng 2 căn bệnh ung thư
11 năm kiên trì điều trị ung thư dạ dày và 3 năm điều trị ung thư đại tràng, cụ ông 84 tuổi đã hái trái ngọt” là sức khỏe người bệnh ổn định, cuộc sống luôn vui vẻ, lạc quan.
Cắt bỏ khối u quái buồng trứng hiếm gặp chứa đầy tóc, móng, xương...
Bệnh viện Hoàn Mỹ Đồng Nai vừa phẫu thuật cắt bỏ khối u quái hiếm gặp chứa đầy tóc, móng và xương. Loại u này không có triệu chứng nhưng gây nhiều biến chứng dễ đe dọa tính mạng.
Coi thường mụn nhọt... biến chứng nguy hiểm
Trường hợp nhẹ, mụn nhọt có thể tự khỏi nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu không xử lý cẩn thận, mụn nhọt phát triển thành cụm gây các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng lan rộng, nhiễm trùng máu.
Đau đầu vận mạch tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ não
Đau nửa đầu Migraine (đau đầu vận mạch) là một trong những nguyên nhân gây đau đầu thường gặp nhất có nguồn gốc rối loạn nguyên phát ở não, có thể gây biến chứng thần kinh nguy hiểm tính mạng như liệt nửa người, nhồi máu não, co giật...