Ho ra máu vì đỉa chui khí quản

(khoahocdoisong.vn) - Bị ho ra máu điều trị viêm thanh quản nhiều ngày không khỏi, đi nội soi bác sĩ phát hiện con đỉa trong khí quản bệnh nhân.

Bệnh nhân H.H.T, 36 Tuổi, 1 tháng trước ho khạc đờm ra máu ít, không khó thở. Khoảng 2 tuần nay xuất hiện khàn tiếng từng lúc, khàn nhiều về ban ngày. Bệnh nhân đã thăm khám tại bệnh viện được chẩn đoán viêm thanh quản, đã uống thuốc nhưng không thấy đỡ.

Tại Bệnh viện T.Ư Quân đội 108, được tiến hành nội soi phế quản ống mềm và nhìn thấy một sinh vật nghi con đỉa nằm dọc theo khí quản ngay dưới dây thanh. Kíp soi đã tiến hành lấy sinh vật này ra khỏi khí quản.

Lời bàn: Theo TS Nguyễn Đạo Tiến, khoa Nội Hô hấp - Bệnh viện T.Ư Quân đội 108, đa số người bệnh bị đỉa chui vô mũi thường là tiếp xúc với môi trường sông nước hoặc uống nước sông, ao hồ. Môi trường mũi ẩm ướt nên đỉa sống tốt.  Biểu hiện thường thấy của người bệnh là cảm giác nhột trong lỗ mũi, xì mũi, nghẹt mũi, đa số bị một bên.

Các triệu chứng này dễ nhầm với viêm mũi dị ứng, viêm xoang. Nếu không nội soi rất khó phát hiện. Hơn nữa, đỉa nhỏ có thể chui vào miệng, bám vào niêm mạc hầu, xuống thực quản, lên mũi và do hít sâu nên đỉa có thể xuống tới phế quản.

Khi đỉa hút máu sẽ tiết ra chất làm máu không đông, có thể gây chảy máu xuống đường khí quản làm người bệnh khó thở, suy hô hấp, tử vong. Chưa kể, khi con đỉa hút đầy máu có thể làm hẹp đường thở, gây tử vong. Vì vậy, ngay sau khi đi tắm suối về mà có những biểu hiện ở vùng mũi, họng thì phải đến ngay trung tâm y tế để được bác sĩ khám, can thiệp kịp thời.

Theo Đời sống
Nhìn mờ - nguy cơ tiềm ẩn của đột quỵ

Nhìn mờ - nguy cơ tiềm ẩn của đột quỵ

Việc nhầm lẫn giữa nhìn mờ do đột quỵ và các bệnh về mắt là một vấn đề phổ biến, sự chủ quan có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng khiến người bệnh mất đi cơ hội điều trị sớm hoặc để lại những di chứng nặng nề.
back to top