HIV/AIDS, căn bệnh mạn tính có thể khống chế được bằng thuốc

(khoahocdoisong.vn) - Không giống nhiều quốc gia, dịch bệnh HIV/AIDS lan tràn, hiện tại Việt Nam, dịch HIV/AIDS tập trung, tỷ lệ mắc bệnh khoảng 0,28%. Nguy cơ khu trú ở một số nhóm đích: tiêm chích ma túy, mại dâm, nam quan hệ tình dục đồng giới, chuyển giới.

Nhân kỷ niệm Ngày Thế giới phòng chống AIDS năm 2020 (ngày 1/12), Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TPHCM đã tổ chức Chương trình “Câu chuyện của chúng tôi - Thành công của chúng tôi”.

Nhiều hoạt động của các nhóm cộng đồng hồ trợ các nhóm yếu thế, chịu ảnh hưởng bởi căn bệnh HIV/AIDS. Trong ảnh: Một hoạt động của Câu lạc bộ Mặt trời của Bé.

Nhiều hoạt động của các nhóm cộng đồng hồ trợ các nhóm yếu thế, chịu ảnh hưởng bởi căn bệnh HIV/AIDS. Trong ảnh: Một hoạt động của Câu lạc bộ Mặt trời của Bé.

Nhiễm HIV có xu hướng tăng trong nhóm trẻ, từ 16 - 29

Theo anh Tùng Lưu Văn Khiết, nhóm Sắc màu Cuộc sống tại TPHCM, nhóm hỗ trợ và tư vấn xét nghiệm HIV cho cộng đồng nam quan hệ tình dục đồng giới và nữ chuyển giới tại TPHCM: HIV/AIDS hiện được cộng đồng thế giới xem là một căn bệnh mạn tính có thể khống chế được bằng thuốc. Chúng ta cần có sự đồng cảm, sự lan tỏa, nhất là từ những người nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng trong xã hội. Chúng tôi đã tiếp cận thời gian dài để thuyết phục người nổi tiếng để họ hiểu, thương và chung tay giúp đỡ người có H.

Một nhóm cộng đồng khác, mạng lưới MSM-TG Việt Nam chủ yếu dành cho mạng lưới của những người nam quan hệ tình dục đồng giới và chuyển giới tại Việt Nam. Theo một điều tra của Cục Phòng chống HIV/AIDS - Bộ Y tế, Việt Nam ước tính có hơn 200.000 MSM. Tỷ lệ nhiễm HIV đã tăng từ 8,2% (2016) lên 11,4% (2018).

Rất nhiều người đã tham gia vào các dự án tuyên truyền, giáo dục của các tổ chức cộng đồng trong các chương trình phòng, chống HIV/AIDS. Ảnh: Hình ảnh từ video tư vấn về xét nghiệm HIV/AIDS của Mạng lưới MSM - TG.

Rất nhiều người đã tham gia vào các dự án tuyên truyền, giáo dục của các tổ chức cộng đồng trong các chương trình phòng, chống HIV/AIDS. Ảnh: Hình ảnh từ video tư vấn về xét nghiệm HIV/AIDS của Mạng lưới MSM - TG.

“Trong giai đoạn 2018 - 2019, tỷ lệ nhiễm có xu hướng tăng nhiều trong nhóm trẻ tuổi từ 16 - 29. Nguy cơ nhiễm bệnh chủ yếu là quan hệ tình dục không an toàn, khi mà chỉ có 63% báo cáo có sử dụng bao cao su trong lần quan hệ tình dục gần nhất", anh Phạm Tuấn Sinh, Trưởng Mạng lưới MSM-TG tại Hà Nội chia sẻ.

Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy người chuyển giới (TG) chiếm từ 0,3 - 0,5% dân số. Việt Nam ước tính có từ 290.000 - 480.000 người chuyển giới. Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm chuyển giới nữ (TGW) là 19,1%. Điều tra của trung tâm Life (2018) với 456 người chuyển giới tại TP.HCM cho thấy tỷ lệ nhiễm là 16,5%.

Không phát hiện = Không lây nhiễm

Câu chuyện của chị Lại Minh Hồng, Chủ nhiệm Câu lạc Bộ Mặt trời của Bé, Hà Nội, lại là về những phương cách chị cùng cộng sự “trao yêu thương đến những đứa trẻ chịu ảnh hưởng bởi HIV/AIDS”: “Trong suốt cuộc hành trình ấy, tôi vẫn luôn khắc sâu câu chuyện của T.T. là một đứa trẻ có HIV ngay từ khi còn trong bụng mẹ. T. mồ côi cả cha lẫn mẹ vì cả bố mẹ đều mất vì HIV/AIDS khi còn rất nhỏ. Hiện tại T. đang sống rất tốt vì trong năm 2020, T. đã có gia đình hạnh phúc, chồng của T. là người âm tính với HIV/AIDS và con của T. cũng âm tính với HIV. T. đã đạt đến ngưỡng ức chế virus HIV trong máu không còn khả năng lây truyền HIV cho người khác”.

Ảnh chụp từ một video tuyên truyền như một cảnh báo về nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục, HIV/AIDS khi hẹn hò qua mạng không an toàn.

Ảnh chụp từ một video tuyên truyền như một cảnh báo về nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục, HIV/AIDS khi hẹn hò qua mạng không an toàn.

Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao trong cuộc chiến phòng chống và điều trị HIV/AIDS khi liên tục cập nhật tiến bộ khoa học, công nghệ mới nhất để đưa vào chương trình dự phòng và điều trị của mình, đặc biệt là chương trình dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.

Cũng như, trong thời gian gần đây, khi dịch HIV/AIDS đang dịch chuyển dần từ nhóm tiêm chích ma túy, mại dâm sang nhóm MSM, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, cũng đã nhanh chóng ban hành Quyết định số 133/AIDS - ĐT ngày 12/3/2020 về triển khai dịch vụ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP).

Cho đến nay, sự kỳ thị đối với nhóm có khác biệt về giới tính và tính dục như MSM và TG vẫn còn, đặc biệt ở vùng nông thôn. Vì vậy, khi các thành viên trong những nhóm cộng đồng dũng cảm công khai mình là “người đồng tính” hoặc “người chuyển giới” đã góp phần rất lớn đưa đến thông điệp về điều trị dự phòng HIV/AIDS để bảo vệ bản thân và người mình yêu thương.

Trong năm 2020 vừa qua, Mạng lưới MSM-TG đã chuyển gửi thành công hơn 200 khách hàng là MSM và TG tham gia điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) tại Hà Nội, với mong muốn góp phần làm giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng MSM-TG và nhằm tiếp cận và chuyển gửi các MSM-TG nhiễm HIV đươc tham gia điều trị HIV hướng tới mục tiêu quốc gia 95-95-95 chấm dứt đại dịch HIV vào năm 2030.

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top