Hiểu rõ về các loại bệnh van tim

Bệnh van tim thường biểu hiện dưới hai dạng tổn thương chính là hẹp van tim và hở van tim, đôi khi một van có tổn thương phối hợp cả hai dạng trên vừa hẹp vừa hở.

Hẹp van tim là tình trạng khi các van tim trở nên dày và cứng hoặc dính các mép van làm hạn chế khả năng mở của van tim, gây cản trở dòng máu, hiện tượng này gọi là hẹp van tim. Ngược lại, hở van tim xảy ra khi các van này đóng không kín do giãn vòng van, thoái hoá, dính, co rút hoặc các dây chằng van tim quá dài… làm cho dòng máu có thể trào ngược lại trong thời kỳ đóng van.

bệnh van tim

Biểu hiện của bệnh van tim

Quả tim bình thường có bốn cấu trúc van tim, các van này đều có thể biểu hiện bệnh lý van tim:

1.Bệnh van động mạch chủ:

  Van động mạch chủ có vai trò đặc biệt quan trọng bởi nó kiểm soát dòng máu mang ôxy từ thất trái đi vào động mạch chủ mang máu đi nuôi toàn cơ thể. Nếu van động mạch chủ bị hẹp, dòng máu qua van động mạch chủ khó khăn, quả tim phải bóp mạnh hơn để đảm bảo đưa máu đi nuôi cơ thể.

Trái lại, khi van đóng không kín, tức khi hở van, một phần lượng máu được bơm vào động mạch chủ sẽ trào ngược trở lại thất trái trong thì tâm trương làm giảm dòng máu đi nuôi cơ thể. Trong cả hai trường hợp, thất trái đều phải làm việc nhiều hơn bình thường, hậu quả là thành thất bị dày lên (phì đại) và buồng thất trở nên to hơn (giãn)

  1. Bệnh van động mạch phổi:

Van động mạch phổi  cho phép máu đi từ tâm thất phải lên động mạch phổi để trao đổi oxy. Khi van động mạch phổi bị hẹp, gây cản trở thất phải tống máu lên động mạch phổi. Ngược lại, khi hở van động mạch phổi làm cho một lượng máu đáng lẽ đi vào động mạch phổi lại trào ngược lại thất phải. Trong cả hai trường hợp, thất phải đều phải làm việc nhiều hơn nhằm đảm bảo bơm đủ lượng máu. Thất phải sẽ bù đắp tình trạng này bằng cách giãn và phì đại thành cơ.

  1. Bệnh van ba lá:

 Bình thường, máu từ tâm nhĩ phải đi qua van ba lá xuống tâm thất phải rồi sau đó được bơm vào động mạch phổi lên phổi trao đổi ôxy. Nếu van ba lá bị hẹp sẽ gây cản trở dòng máu từ nhĩ phải xuống thất phải. Nếu van ba lá đóng không kín (tức hở), một phần máu từ thất phải sẽ trào ngược lại nhĩ phải. Trong cả hai trường hợp, tim đều phải làm việc nhiều hơn để đảm bảo cung lượng máu. Hẹp van ba lá sẽ gây giãn nhĩ phải trong khi thất phải vẫn bình thường hoặc nhỏ hơn do không nhận đủ máu. Hở van ba lá sẽ gây giãn cả tâm thất và tâm nhĩ phải.

  1. Bệnh van hai lá:

Van hai lá có chức năng kiểm soát dòng máu mang ôxy chảy một chiều từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái. Nếu lỗ van bị hẹp, lượng máu từ nhĩ trái chảy xuống thất trái sẽ bị hạn chế. Mặt khác, khi van đóng không kín (gọi là hở van), một lượng máu xuống thất trái sẽ bị trào ngược trở lại nhĩ trái. Trong cả hai trường hợp, tim đều phải làm việc nhiều hơn để đảm bảo đủ lượng máu đi nuôi bộ não, thận và các bộ phận khác của cơ thể. Đáp ứng với tình trạng hở van, thất trái sẽ giãn ra và áp lực trong buồng thất trái tăng lên, hậu quả cuối cùng sẽ dẫn đến suy tim.

PGS.TS Phạm Mạnh Hùng (Viện Trưởng Viện Tim mạch Việt Nam)

Theo Đời sống
Bị gián chui vào tai do thói quen... nằm dưới sàn

Bị gián chui vào tai do thói quen... nằm dưới sàn

Trong lúc ngủ, bà V.T.H., 54 tuổi (ở Ba Đình, Hà Nội) hoảng hốt vì nghe tiếng sột soạt kèm cảm giác đau nhói trong tai, khi khám bất ngờ phát hiện một con côn trùng với chân đầy gai nhọn bên trong.
back to top