Bác sĩ hết hồn vì… không thấy tim bệnh nhân

ng K. bị chảy máu ồ ạt, gần như hết sạch máu trong người. Huyết áp không đo được, bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM đưa tay vào lồng ngực tìm quả tim nhưng hình như… không thấy tim bệnh nhân đâu nữa.

Dù vỡ động mạch chủ ngực nhưng ông K. rất may mắn thoát chết.

30 năm là bác sĩ chuyên ngành phẫu thuật mạch máu, BS Phạm Minh Ánh, Trưởng khoa Phẫu thuật mạch máu, Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM chỉ gặp 2 trường hợp sống sót sau khi vỡ động mạch chủ ngực. Mới đây nhất là câu chuyện của ông T.B.K. (47 tuổi, ở Gò Vấp, TPHCM) đã trở về với ngôi nhà thân yêu dù bị vỡ động mạch chủ ngực, bác sĩ không thấy tim bệnh nhân ở vị trí ban đầu..

Sống sót hy hữu dù tai nạn làm vỡ động mạch chủ

BS Phạm Minh Ánh cho biết một người có khoảng 5 lít máu; thông thường khi vỡ động mạch chủ, chỉ khoảng vài phút là bệnh nhân tử vong vì máu chảy ồ ạt. Tuy nhiên, trường hợp ông T.B.K. là ngoại lệ! Dù bị vỡ động mạch chủ ngực và đưa vào Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM khoảng 12g sau tai nạn vẫn thoát chết trong gang tấc.

Ông K. gặp tai nạn giao thông vào khoảng nửa đêm, sau đó được công an đưa vào Bệnh viện Nhân dân Gia Định TPHCM và mãi đến 14g30 phút ngày 16/11/2017 mới được chuyển vào Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM.

Lúc vào đến Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM, ông K. rơi vào nguy kịch: lơ mơ, da nhợt nhạt, huyết áp không còn đo được, phải bóp bóng thở nội khí quản. Nhìn hồ sơ bệnh án của bệnh viện tuyến trước ghi: vỡ eo động mạch chủ ngực và căn cứ vào lâm sàng, các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM lập tức đưa ông K. lên phòng mổ dù trong thâm tâm ai cũng ngầm hiểu: đến 90% là tử vong.

Vụ tai nạn khiến ông K. bị thương rất nặng: choáng mất máu, vỡ eo động mạch chủ ngực, gãy kín xương cánh tay, gãy cẳng chân phải. Tình trạng huyết áp không đo được cho thấy tình trạng của ông K. lành ít dữ nhiều. Vỡ eo động mạch chủ ngực đã khiến cơ thể bệnh nhân mất quá nhiều máu.

Quả tim “biến” vì mất máu

Việc đầu tiên để cứu bệnh nhân này là ngay lập tức truyền máu, truyền dịch và dùng thuốc vận mạch. Trong khi đó, bác sĩ phẫu thuật mở ngực, khâu lại vết rách của động mạch chủ ngực. Khi mở ngực bệnh nhân, phẫu thuật viên phát hiện máu từ cơ thể của ông K. tràn ra khắp khoang màng phổi.

BS Phạm Minh Ánh nhớ lại: “Lúc đó, bàn tay tôi đưa vào tìm quả tim để bóp cho hồi sức lại vì mạch không còn nữa. Nhưng dường như không thấy tim bệnh nhân ở vị trí bình thường của nó nữa. Một điều gì đó đã xảy ra bên trong lồng ngực.

Quả tim lúc này đã xẹp xuống vì đã không còn máu để co bóp. Nhưng rất nhanh sau đó, khi lượng máu được truyền đủ, quả tim lại căng phồng lên, mấp máy những nhịp đập trở lại”.

BS Phạm Minh Ánh dùng tay thực hiện 3 lượt bóp tim rồi sau đó thả ra để quả tim tự mình đập trở lại. Giây phút vị bác sĩ nắm trong tay mình quả tim rồi bất chợt rung lên những nhịp đập là giây phút khó có thể quên trong cuộc đời mình.

BS Phạm Minh Ánh gọi đó là: “Tận nhân lực, tri thiên mệnh. Đôi khi chúng ta làm những việc nghĩ là khó thành công, nhưng vẫn phải cố gắng. Dù có khi hy vọng chỉ là mong manh”.

3 lần hồi sức quả tim đập trở lại ngay trên bàn mổ đã giúp cho ca mổ khâu lại vết rách động mạch chủ thành công. Ngay sau đó, các bác sĩ gây mê hồi sức phải vận hết “công lực” để xử lý tình trạng suy gan, suy thận và tăng kali của bệnh nhân.

Sau 2 tháng nằm viện điều trị, ông T.B.K. dự kiến sẽ xuất viện vào ngày  mai. Ông là một trong 2 trường hợp vỡ eo động mạch chủ ngực được cứu sống tại Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM. Các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM cho biết hầu hết các trường hợp vỡ động mạch chủ ngực đều tử vong chỉ sau đó vài phút vì bị mất máu ồ ạt.

Trường hợp này, bệnh nhân có thể chịu đựng được khoảng 12 giờ sau khi tai nạn xảy ra là trong rủi có may. Khi đó, tuy chân tay bị gãy, eo động mạch chủ ngực bị vỡ nhưng chưa bị rách khoang màng phổi trung thất.

Vỏ bao khoang màng phổi che phủ động mạch chủ đã tạm thời cầm máu. Trong trường hợp vừa rách cả khoang màng phổi trung thất và eo động mạch chủ thì bệnh nhân không thể cứu sống kịp.

Người nhà cho biết hôm đó là sinh nhật của ông K. nên đi làm về trễ và đã xảy ra tai nạn vào nửa đêm mà không có ai hay. Chỉ đến khi được đưa vào Bệnh viện Nhân dân Gia Định TPHCM thì gia đình mới biết tin.

Mai Nguyễn (tổng hợp)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top