Hiểu để dùng insulin đúng liều, tránh hạ đường máu

(khoahocdoisong.vn) - Hiểu biết rõ về hàm lượng insulin trên lọ thuốc để sử dụng đúng cùng chế độ ăn uống sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường quản lý tốt đường máu của mình.

Insulin được tìm ra từ năm 1921 và sử dụng để điều trị bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) týp 1. Trước khi tìm ra insulin, bệnh nhân ĐTĐ týp 1 thường chỉ sống được vài tháng, hiếm khi được 1 năm sau khi chẩn đoán bệnh. 

Trên vỏ lọ thuốc insulin thường ký hiệu số lượng/nồng độ insulin là IU= international unite = đơn vị quốc tế chuẩn hoá.

Kể từ ngày tìm ra insulin đến nay, đã từng có rất nhiều cách để đo đếm lượng insulin. Tuỳ theo công nghệ sản suất và độ tinh chế, một đơn vị insulin được định nghĩa với nhiều lượng rất khác nhau:

Đơn vị quốc tế lần thứ nhất (1925): 8IU/mg bột khô, hay 1IU=0,125mg.

Đơn vị quốc tế lần 2 (1935): 22IU/mg bột khô, hay 1IU=0,04545mg.

Đơn vị quốc tế lần 3 (1952): 24,5IU/mg, hay 1IU=0,04816mg.

Đơn vị quốc tế lần 4 (1958): 25,36IU/mg, hay 1IU=0,03943mg.

Kể từ năm 1991: 1mg insulin khô có 28,7IU, hay 1IU=0,0348mg.

Người bệnh không cần mệt mỏi bởi các con số phức tạp và khó nhớ kia nữa. Nhưng cần lưu ý:

- 1IU insulin thường làm giảm được 10 - 15g đường ăn vào. Nếu muốn ăn thêm chất bột đường cần phải tính lượng ăn thêm đó để tăng số đơn vị insulin tác dụng nhanh tương ứng, hoặc ngược lại, khi ăn giảm lượng chất bột đường cũng cần phải giảm liều insulin tác dụng nhanh để tránh bị hạ đường máu.

- 1 - 2IU (10% liều) insulin là lượng cần thêm vào hay bớt đi cho một lần tiêm (cho phần lớn trường hợp) nếu đường máu không nằm trong mục tiêu đề ra (hãy lưu ý điểm này để lấy liều insulin cho chính xác).

- 0,5 - 1IU/kg cân nặng là liều insulin/ngày ở đa số bệnh nhân ĐTĐ týp 1 điều trị đúng cách (một người nặng 50kg cần khoảng 25 - 50IU/ngày).

- 1IU insulin loại tác dụng nhanh làm giảm đường máu khác hẳn 1IU loại tác dụng chậm. Có quá nhiều bệnh nhân không biết phân biệt đâu là insulin chậm và insulin trộn sẵn cả nhanh và chậm (cả 2 loại đều đục như sữa khi lắc).

- 1IU insulin được cơ thể “hiểu” là 0,5IU hoặc là 1,5IU và vì vậy đường máu chẳng ngày nào giống ngày nào. Tại sao? Vì sau khi tiêm cho cùng một người, sự hấp thu có thể khác nhau tới 50%. Đó là vì có quá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến như loại insulin (nhanh; bán chậm... từ bò hay "người"); nồng độ (40IU/ml hay 100IU/ml); liều tiêm cho một lần (< 10IU hay > 10IU); nơi tiêm (bụng hay đùi...); độ nông sâu của mũi tiêm (kim tiêm dài 5 - 6 - 8 - 12mm?); sự vận động; nhiệt độ môi trường; chế độ ăn... 

- 1IU *X lần cũng là liều insulin rất có ích cho người ĐTĐ týp 2 khi thuốc uống hạ đường huyết tỏ ra kém tác dụng (sau 10 năm mắc bệnh ĐTĐ, 75% bệnh nhân ĐTĐ týp 2 cần tiêm insulin mới có đường máu tốt).

ThS.BS Nguyễn Huy Cường nguyên Phó Trưởng khoa ĐTĐ, Bệnh viện Nội tiết T.Ư)

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top