Hiểu chữ "Lễ" chỉ là sự phục tùng thì hạn hẹp quá

Nhiều ý kiến cho rằng, hiểu chữ "Lễ" trong "Tiên học lễ, hậu học văn" chỉ ở góc độ là sự phục tùng, làm mất khả năng sáng tạo là quá hạn hẹp.

Tại hội thảo Giáo dục Việt Nam chủ đề "Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục đào tạo" do Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội tổ chức ngày 21/11, GS Trần Ngọc Thêm đã trình bày tham luận: "Xây dựng Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo".

tien-hoc-le-hau-hoc-van(1).jpg
Khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" được đặt ở vị trí trang trọng ở nhiều trường. Ảnh: Mai Nguyễn.

Trong tham luận này, GS Trần Ngọc Thêm đã đề cập đến việc chấm dứt sử dụng khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn".

Theo GS Trần Ngọc Thêm, chữ Lễ theo Hán Nho là phải biết giữ mình trong khuôn phép, biết phục tùng người trên... Để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo, cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn".

Quan điểm này ngay lập tức đã thổi bùng lên những tranh cãi trái chiều. Gửi ý kiến tới KH&ĐS, độc giả Trần Hùng cho biết, không đồng tình với ý kiến của GS Trần Ngọc Thêm.

Cụ thể, theo độc giả Hùng, nếu hiểu chữ " Lễ " chỉ là sự phục tùng, hạn chế khả năng sáng tạo và phản biện hay Lễ là tuyệt đối hoá vai trò của người thầy thì là cách hiểu hạn hẹp.

Theo anh hiểu, chữ "Lễ " ở đây hàm chứa sự tôn trọng, là sự hiếu nghĩa, là các phẩm chất và giá trị về đạo đức. Nó là một phần trong việc hình thành nhân cách con người, trong "nhân nghĩa lễ trí tín", đến giờ vẫn chưa hề cũ.

Và việc một con người biết giữ "Lễ", giữ đạo đức không có mâu thuẫn gì với việc mất đi tư duy phản biện hay sự chủ động, sáng tạo.

Ngược lại, chính cái "lễ" sẽ giúp cho việc phản biện đó có một "điểm tựa", đó chính là sự tôn trọng, tích cực, không sa vào những xung đột, cực đoan dẫn tới xúc phạm, mạt sát nhau.

Nếu ai cũng biết giữ "lễ" trong tranh luận hay phản biện thì đó là một điều rất đáng quý.

Hội nghị văn hoá toàn quốc vài chục năm rồi mới được tổ chức lại là một tín hiệu đáng mừng vì lãnh đạo nhà nước dường như đã nhìn thấy việc gấp rút phải xây dựng lại cách tiếp cận vấn đề phát triển trong đó việc phát triển của đất nước phải lấy cái gốc đạo đức - văn hoá nhân bản làm nền tảng.

Nếu cứ chạy theo việc đào tạo nhân tài mà bỏ qua nền tảng đạo đức ta sẽ có sản phẩm là một người làm y giỏi nhưng lại đi buôn thuốc giả, một lãnh đạo giỏi mà tham ô, một công an giỏi lại bảo kê tội phạm...

Xây dựng nhân cách một cá nhân hay sự phát triển của một quốc gia cũng như việc xây một ngôi nhà - nhà càng cao thì móng phải càng vững - cái nền móng để phát triển một quốc gia thịnh vượng hạnh phúc chính là phải xây dựng nên những con người đủ phẩm chất đạo đức.

"Nếu chỉ chăm chăm xây cho cao mà không để ý đến nền móng thì càng cao càng dễ đổ", độc giả bày tỏ.

Nhiều độc giả cũng chung ý kiến với độc giả Trần Hùng. Độc giả Quỳnh Hương cho rằng, để có hạnh phúc thì con người ta buộc phải có một lối sống đạo đức, lễ nghĩa.

Có những giá trị văn hoá của người xưa để lại - là những điều vô cùng quý báu. Xin hãy giữ nguyên khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” phía bên trên bục giảng để thế hệ trẻ vẫn tiếp tục được thấm nhuần những giá trị tuyệt vời ấy!

Độc giả Duy Anh thì khẳng định: "Quan điểm của tôi là có đức mà không có tài thì tài còn rèn luyện được, nhưng có tài mà thiếu đức thì coi như bỏ đi".

Theo Đời sống
Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa tình yêu nhạc cổ điển

Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa âm nhạc cổ điển tới cộng đồng

Hòa nhạc Giáo dục "Classical Wonderland" với sự tham gia của Dàn nhạc Giao Hưởng Việt Nam, nhạc trưởng Honna Tetsuji, nghệ sĩ piano Nguyễn Thái Hà, cùng những người chiến thắng từ VYMI EduConcert Piano Audition 2022 vừa diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình nằm trong Dự án mang Âm nhạc cổ điển đến với cộng đồng của thành phố Hà Nội.
Đại diện Quỹ Toyota Việt Nam và các đơn vị đồng hành bàn giao điểm trường Lũng Lậu

Quỹ Toyota Việt Nam hỗ trợ xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao tỉnh Cao Bằng

Ngày 8/7, với mục tiêu đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam và góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân và toàn xã hội, Quỹ Toyota Việt Nam đã tiến hành bàn giao điểm trường Lũng Lâu, thuộc trường Tiểu học & Trung học cơ sở Vần Dính tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
back to top