<div> <p style="text-align: justify;">Trong khu hồi sức tích cực (ICU) Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, bác sĩ Kathryn Hibbert nhận thấy sức khỏe một bệnh nhân nCoV chuyển biến xấu, huyết áp giảm. Bác sĩ cố gắng tiêm truyền tĩnh mạch ở cổ tay người bệnh, song một cục máu đông làm tắc nghẽn ống tiêm. Bác sĩ Hibbert đổi một cây kim mới, tình trạng tương tự lặp lại. </p> <p style="text-align: justify;">"Tôi có thể nhìn thấy máu đông lại ngay trước mắt. Đây là hiện tượng hiếm gặp, càng hy hữu hơn khi nó xảy ra tới hai lần", bà nói.</p> <p style="text-align: justify;">Bác sĩ Hibbert và các đồng nghiệp phát hiện một số bệnh nhân trải qua giai đoạn đông máu, có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu cục máu đông di chuyển lên tim hoặc phổi. </p> <p style="text-align: justify;">"Bệnh nhân bị đông máu ở ICU đều mắc Covid-19, một điều chưa từng thấy. Hiện tượng này phổ biến hơn ở các ca nghiêm trọng", tiến sĩ Jeffrey Laurence, chuyên gia về huyết học tại Trung tâm Y tế Weill Cornell, New York, cho biết. </p> <figure class="tplCaption" data-size="true" itemprop="associatedMedia image" itemscope="" itemtype="http://schema.org/ImageObject"> <p style="text-align: justify;"> </p> </figure> </div> <meta content="https://i1-suckhoe.vnecdn.net/2020/04/23/ap-20049349092217-1587614404-6596-1587614658.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=hkBLyu5IRJExnkKA75kXAQ" itemprop="url" /><meta content="1200" itemprop="width" /><meta content="675" itemprop="height" /><meta content="" itemprop="href" /> <div style="text-align: justify;"><picture><source data-srcset="https://khds.1cdn.vn/2020/04/23/i1-suckhoe-vnecdn-net_ap-20049349092217-1587614404-6596-1587614658.jpg 1x, https://i1-suckhoe.vnecdn.net/2020/04/23/ap-20049349092217-1587614404-6596-1587614658.jpg?w=1020&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=T9JqfPX-rgN9WWGt5UQ1Cg 1.5x, https://i1-suckhoe.vnecdn.net/2020/04/23/ap-20049349092217-1587614404-6596-1587614658.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=Oy9qiveQzi2NigVGVUIVSQ 2x" media="(min-width: 768px)" /><img alt="Bệnh nhân Covid-19 tại Trung Quốc được truyền máu để điều trị. Ảnh: AP" src="https://khds.1cdn.vn/2020/04/23/i1-suckhoe-vnecdn-net_ap-20049349092217-1587614404-6596-1587614658.jpg" /></picture></div> <figcaption itemprop="description"> <p style="text-align: justify;">Bệnh nhân Covid-19 tại Trung Quốc được truyền máu để điều trị. Ảnh: <em>AP</em></p> </figcaption> <p style="text-align: justify;">Theo nghiên cứu công bố hôm 15/4 trên Tạp chí của Đại học Tim mạch Mỹ, tiến sĩ Laurence và các đồng nghiệp đã tìm thấy cục máu đông trong phổi, ngay dưới bề mặt da ở hai bệnh nhân Covid-19 đã tử vong. Tình trạng cũng được ghi nhận ở nhiều trường hợp khác. </p> <p style="text-align: justify;">Nhóm gồm 30 chuyên gia quốc tế đã tập hợp để xem xét vấn đề này. Họ kết luận bệnh nhân nhiễm nCoV có thể bị đông máu, song chưa rõ lý do. </p> <p style="text-align: justify;">"Đây là một trong những câu hỏi được thảo luận nhiều nhất hiện tại", tiến sĩ Michelle Gong, trưởng bộ phận chăm sóc tích cực tại Trung tâm Y tế Montefiore, New York, nói. Y bác sĩ ở Montefiore đã phải kê đơn thuốc làm loãng máu liều thấp cho các bệnh nhân.</p> <p style="text-align: justify;">"Điều này là không bình thường. Chúng tôi tự hỏi liệu đông máu có phải nguyên nhân tử vong của người bệnh hay không", tiến sĩ Todd Rice, phó giáo sư y khoa tại Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt, Columbia, cho biết.</p> <p style="text-align: justify;">Trên thực tế, trạng thái bất động của bệnh nhân nặng tại các khu hồi sức tích cực có thể là điều kiện lý tưởng để sinh ra cục máu đông trong cơ thể.</p> <p style="text-align: justify;">"Ngay cả trước khi Covid-19 bùng phát, chúng tôi vẫn cảnh giác với hiện tượng đông máu khi nằm trong ICU", tiến sĩ Gong nói. Dù vậy, các bác sĩ phỏng đoán bệnh nhân nhiễm nCoV nguy cơ cao hơn những người khác. </p> <p style="text-align: justify;">Nghiên cứu của Hà Lan trên 184 người điều trị Covid-19 trong ICU cho thấy hơn 20% gặp vấn đề này. Nghiên cứu tương tự được thực hiện ở Vũ Hán, kết quả 25%. </p> <p style="text-align: justify;">Ở Việt Nam, "bệnh nhân 91", 43 tuổi, ca nặng nhất đang điều trị, cũng gặp tình trạng rối loạn đông máu. Bộ Y tế phải đặt mua thuốc từ nước ngoài để điều trị riêng, kiểm soát tình trạng rối loạn đông máu của bệnh nhân. 18 ngày qua bệnh nhân được can thiệp ECMO, thở máy. </p> <p style="text-align: justify;">Tiến sĩ Behnood Bikdeli, thành viên Trung tâm Y tế Irving, Đại học Columbia, nhận định các dữ liệu này rất "đáng báo động". Ông cho biết ba nguyên nhân chính khiến bệnh nhân Covid-19 bị đông máu. </p> <figure class="tplCaption" data-size="true" itemprop="associatedMedia image" itemscope="" itemtype="http://schema.org/ImageObject"> <p style="text-align: justify;"> </p> </figure> <meta content="https://i1-suckhoe.vnecdn.net/2020/04/23/5e8d1f87c0232005d54a4e33-jpeg-3803-8987-1587614658.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=5-6EuWZBV2JPEazB2mei9g" itemprop="url" /><meta content="1200" itemprop="width" /><meta content="801" itemprop="height" /><meta content="" itemprop="href" /> <div style="text-align: justify;"><picture><source data-srcset="https://khds.1cdn.vn/2020/04/23/i1-suckhoe-vnecdn-net_5e8d1f87c0232005d54a4e33-jpeg-3803-8987-1587614658.jpg 1x, https://i1-suckhoe.vnecdn.net/2020/04/23/5e8d1f87c0232005d54a4e33-jpeg-3803-8987-1587614658.jpg?w=1020&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=7bbKAHjuaZxQmeXbsNxkLQ 1.5x, https://i1-suckhoe.vnecdn.net/2020/04/23/5e8d1f87c0232005d54a4e33-jpeg-3803-8987-1587614658.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=rESQ7OdrR5jwVI2592lFVw 2x" media="(min-width: 768px)" /><img alt="Các nhân viên y tế tại Trung tâm Y tế Wyckoff Heights, thành phố New York vận chuyển bệnh nhân Covid-19 đã tử vong. Ảnh: AP" src="https://khds.1cdn.vn/2020/04/23/i1-suckhoe-vnecdn-net_5e8d1f87c0232005d54a4e33-jpeg-3803-8987-1587614658.jpg" /></picture></div> <figcaption itemprop="description"> <p style="text-align: justify;">Các nhân viên y tế tại Trung tâm Y tế Wyckoff Heights, thành phố New York, vận chuyển thi thể bệnh nhân Covid-19. Ảnh: <em>AP</em></p> </figcaption> <p style="text-align: justify;">Lý do đầu tiên xuất phát từ bệnh lý nền như tiểu đường, tim mạch và cao huyết áp. Nhóm này vốn nguy cơ xuất hiện cục máu đông cao hơn, dù họ có nhiễm nCoV hay không. </p> <p style="text-align: justify;">Nguyên nhân thứ hai, có thể do "hiện tượng giải phóng cytokine" (còn gọi là "cơn bão cytokine"). Trong đó, hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng thái quá với virus, dẫn đến đông máu.</p> <p style="text-align: justify;">Cuối cùng, các nhà khoa học giả thiết nCoV là tác nhân trực tiếp gây ra hiện tượng này. Song rất khó để biết chính xác yếu tố nào từ virus tạo nên cục máu đông.</p> <p style="text-align: justify;">Quá trình điều trị cho bệnh nhân Covid-19 bị đông máu rất khó khăn. Dù sử dụng thuốc làm loãng máu có thể là giải pháp tình thế cho các ca nhẹ và trung bình, song với trường hợp nặng hơn, thuốc không có tác dụng. Việc tăng liều lượng lại dễ khiến bệnh nhân chảy máu quá nhiều, dẫn đến tử vong. Điều này tạo ra một tình trạng tiến thoái lưỡng nan. </p> <p style="text-align: justify;">Bác sĩ Kathryn Hibbert cho biết y tá phải liên tục truyền thuốc làm loãng máu heparin cho các ca nhiễm nCoV cần chạy thận, bởi cục máu đông làm tắc nghẽn ống. </p> <p style="text-align: justify;">"Chúng tôi cử một y tá trực ở đầu giường bệnh nhân, tiếp heparin để dịch truyền trong máy không bị vón. Một điều hiếm thấy", bà nói.</p> <p style="text-align: justify;">Để giải quyết vấn đề đó, các chuyên gia tại Đại học Harvard đề xuất thực hiện nghiên cứu lớn về chất làm loãng máu dành riêng cho các bệnh nhân Covid-19 nặng. </p> <p style="text-align: justify;">"Chúng tôi đang cố gắng ngăn chặn các yếu tố gây ra hiện tượng này. Quá nhiều bệnh nhân bị đông máu, chúng tôi cần giải quyết vấn đề", tiến sĩ Jeffrey Laurence nói.</p> <p style="text-align: justify;">(Theo <em>CNN</em>)</p> <p style="text-align: justify;"> </p> <p style="text-align: justify;"> </p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Hiện tượng đông máu bí ẩn ở bệnh nhân Covid-19
Nhiều người nhiễm nCoV xuất hiện cục máu đông dưới da - bất thường y học chưa có lời giải. Tại Việt Nam, bệnh nhân phi công Anh cũng gặp hiện tượng này.
Theo vnexpress.net
Ảnh hưởng của độ cao tới tim mạch, biết để tránh tai biến
Giải pháp điều trị hiệu quả đột quỵ khi thức giấc vào buổi sáng
Bác sĩ chỉ rõ những rủi ro khi tầm soát ung thư vú, biết để tránh
Cảnh báo: Số lượng người trẻ bị suy thận ngày càng gia tăng, cách gì tránh?
Kỷ lục: 6 ngày ghép tạng thành công 21 trường hợp
Thiền có giúp điều trị ung thư?
Thiền như một biện pháp giúp giải tỏa căng thẳng trong cả tâm trí lẫn cơ thể. Việc giải tỏa căng thẳng khi thiền có thể giúp thuyên giảm một số triệu chứng cụ thể và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người mắc ung thư.
Dấu hiệu khi ngủ cảnh báo bệnh phổi nguy hiểm
Bất kể nam hay nữ đêm ngủ cứ gặp 4 vấn đề này coi chứng phổi có khi đã cứng như đá, xơ như tổ ong.
Nội soi thay van động mạch chủ: Bước đột phá trong điều trị bệnh tim mạch
Phương pháp phẫu thuật nội soi thay van động mạch chủ đánh dấu một bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực phẫu thuật tim mạch ít xâm lấn.
Liệt toàn thân... sau mũi tiêm trị đau cổ vai gáy
Tiêm trực tiếp vào vùng vai gáy bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết, viêm tủy ...do tụ cầu xâm nhập gây mất chức năng vận động.
Cần làm gì khi dịch cúm A gia tăng bất thường?
Cúm A đang gia tăng nhanh chóng, nhiều người phải nhập viện với biến chứng nặng về đường hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản, sốt nhiễm khuẩn... Vậy làm gì để phòng tránh.
Nhiều sản phụ bị tiền sản giật nặng nguy kịch, cách gì nhận biết sớm?
Tiền sản giật gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé trong khi sinh nở, như làm tăng nguy cơ sinh non, sinh con thiếu cân, mẹ bầu bị co giật, mất ý thức, hôn mê nguy hiểm đến tính mạng.
1 người tử vong sau khi uống rượu ngâm rễ cây rừng
Trên địa bàn thành phố Đông Triều (Quảng Ninh) mới xảy vụ ngộ độc nghi do uống rượu ngâm rễ cây rừng khiến một người tử vong.
“Cân não” cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ
Sau 12 giờ áp dụng đồng thời 2 phương pháp sử dụng thuốc tiêu huyết và lấy huyết khối, cụ ông 103 tuổi đã bình phục hoàn toàn, không để lại di chứng trong vận động cũng như tư duy và trí nhớ.
Kim Miễn Khang - Dùng hiệu quả cho người bệnh vảy nến, lupus ban đỏ
Trong suốt hơn một thập kỷ qua, nhiều người bệnh vảy nến, lupus ban đỏ đã tìm đến sản phẩm Kim Miễn Khang như một giải pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Cứu thai nhi thiểu ối, chậm tăng trưởng 26 tuần tuổi bằng truyền ối
Có tới 4-5% thai phụ có nguy cơ rơi vào tình trạng thiểu ối. Kỹ thuật truyền ối là một bước tiến lớn trong lĩnh vực sản phụ khoa, giúp cứu sống nhiều thai nhi và mang lại niềm vui cho các gia đình.
Nút mạch dưới hệ thống DSA cứu bệnh nhân sốc mất máy, vỡ lách độ IV
Lách là tạng đặc dễ vỡ nhất khi bị chấn thương và tiến triển nhanh dẫn đến sốc mất máu nguy cơ tử vong cao, nút mạch là thủ thuật xâm lấn tối thiểu giúp cầm máu nhanh, bảo tồn được lá lách.