“Hết chuyện”… vợ chồng ly hôn đòi toà bắt cá dưới ao lên chia

Những ngày qua, dư luận Hà Tĩnh đang xôn xao việc một cặp vợ chồng ở huyện Thạch Hà đưa nhau ra toà ly hôn, đồng thời yêu cầu toà phải bắt hết cá dưới ao lên để chia đôi…

Theo đó, đầu năm 2022, TAND huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh), nhận được đơn của chị PTA. về việc yêu cầu ly hôn với chồng là anh NXĐ (cùng trú huyện Thạch Hà).

Tuy nhiên anh Đ. không đồng ý cách chia tài sản, anh cho rằng thửa đất là do anh trả tiền thuê hằng năm và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên anh, nên anh Đ. chỉ chấp thuận việc chia đôi tài sản trên đất.

Trước ý kiến của anh Đ., HĐXX nhận định thửa đất thuê nuôi cá là anh Đ. thuê trong thời kỳ hôn nhân nên là tài sản chung của vợ chồng. Còn ý kiến của đại diện Phòng TN&MT huyện Thạch Hà cho rằng, đất nhà nước cho cá nhân thuê không thể đem chia tách để cấp giấy chứng nhận cho từng cá nhân riêng lẻ.

Toà án Nhân huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh).

Toà án Nhân huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh).

Từ đó, TAND huyện Thạch Hà chỉ xem xét giá trị tài sản trên đất, trong đó có số cá (cá trắm, cá chim…) đang nuôi. Tuy nhiên, cá lặn sâu dưới hồ thì tòa khó đong đếm đưa ra chia.

Thẩm phán nhận định nếu phải thành lập hội đồng thẩm định giá cá đang ở dưới hồ thì việc này cũng gặp khó khăn. Sau đó, thẩm phán đã trực tiếp xuống khảo sát hồ, gặp những người nuôi cá để “tham khảo” và tính toán cho thấy nếu tát cạn hồ, thuê người đánh bắt cá lên phân chia cũng dễ gặp rủi ro.

Sau nhiều lần hòa giải, phân tích, chị A và anh Đ thống nhất “không tát cạn hồ để bắt cá lên chia” mà đưa ra thỏa thuận lượng cá dưới hồ là 1 tấn với giá bán là 30.000 đồng/kg. Anh Đ được tiếp tục quản lý thửa đất thuê và phải đưa lại tiền nửa tấn cá cho chị A./.

Theo Đời sống
Hội chứng siêu nữ có nguy hiểm không?

Hội chứng siêu nữ có nguy hiểm không?

Biểu hiện của hội chứng 3X có thể khác nhau rất nhiều giữa các cô gái và phụ nữ mắc bệnh này. Có thể không phát hiện ở vẻ bề ngoài nếu ở những trường hợp chỉ có các triệu chứng nhẹ.
back to top