Theo Đông y, hạt dẻ có vị ngọt, tính ấm đi vào 3 kinh tỳ, vị và thận. Có công năng bổ thận ích tinh, làm mạnh gân cốt, tăng cường chức năng tiêu hóa, nuôi dưỡng dạ dày, cầm máu.
Theo Đông y, hạt dẻ có vị ngọt, tính ấm đi vào 3 kinh tỳ, vị và thận. Có công năng bổ thận ích tinh, làm mạnh gân cốt, tăng cường chức năng tiêu hóa, nuôi dưỡng dạ dày, cầm máu, chữa trị tiêu chảy do tỳ, vị hư hàn hay lưng gối do thận hư…
Một số bài thuốc thường dùng có hạt dẻ :
Bổ thận, mạnh gân cốt, chữa thận hư lưng gối mềm yếu đau mỏi: Hạt dẻ (bóc bỏ vỏ) 20g, gạo tẻ 50g; gạo và hạt dẻ vo sạch, nấu thành cháo, khi cháo chín thêm đường trắng hoặc chút muối tùy khẩu vị, ăn mỗi ngày một lần.
Hạt dẻ vị ngọt, tính ấm có tác dụng bổ thận, ích tinh…
Bổ tâm thận, mạnh lưng gối, tim loạn nhịp, mất ngủ: Hạt dẻ 10 quả (bóc bỏ vỏ), long nhãn 15g, gạo tẻ 50g; hạt dẻ đập nhỏ trộn cùng gạo nấu thành cháo, khi cháo sắp chín thì cho long nhãn vào nấu đến khi cháo chín, thêm đường trắng trộn đều, ăn điểm tâm buổi sáng hoặc chia đều ăn trong ngày.
Chữa suy nhược cơ thể, tay chân đau nhức, yếu mệt: Hạt dẻ khô khoảng 30g đem nấu chín với nước, cho thêm đường đỏ, ăn một lần trước lúc ngủ.
Trị chứng thận hư, đau nhức xương khớp ở người cao tuổi: Dùng 30 hạt dẻ tươi nướng hoặc hấp chín, ăn hai lần vào buổi sáng và tối.
Trị hen suyễn, thận và khí hư ở người cao tuổi: Dùng 60g hạt dẻ tươi, thịt lợn nạc vừa đủ, 2 – 3 lát gừng tươi, hầm ăn mỗi ngày một lần.
Trị viêm miệng lưỡi, viêm âm nang do thiếu vitamin B2: Hạt dẻ rang chín, mỗi ngày ăn hai lần, mỗi lần 5 – 7 hạt.
Trị tiêu chảy do tỳ vị hư hàn: Hạt dẻ 30g, 12g phục linh, 10 quả táo, 60g gạo tẻ, rửa sạch nấu thành cháo. Khi ăn cho thêm đường trắng.
Cháo hạt dẻ bổ thận, mạnh gân cốt...
Lưu ý: Mặc dù hạt dẻ ngon và bổ nhưng nếu ăn thường xuyên sẽ gây đầy bụng, khó tiêu. Thành phần của hạt dẻ hầu như không có chất xơ, nên ăn nhiều sẽ gây táo bón. Những người tiêu hoá kém không nên ăn hạt dẻ nhiều dễ làm tổn thương tỳ vị.
Người bị bệnh dạ dày nên hạn chế ăn hạt dẻ vì sẽ sản sinh nhiều axit dạ dày, tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, người bị nặng sẽ dẫn đến xuất huyết dạ dày. Người bị cảm chưa khỏi, bệnh nhân mắc chứng sốt rét, kiết lỵ, phụ nữ sau khi sinh không nên ăn nhiều hạt dẻ. Mỗi ngày không nên ăn quá 10 hạt dẻ to để tránh bị táo bón.
Khi ăn hạt dẻ cũng cần chú ý không ăn các loại hạt đã có dấu hiệu mốc hỏng. Khi bóc hạt dẻ nếu thấy màu sắc bên trong thay đổi thì cần phải bỏ ngay. Trước khi rang hay chế biến món ăn từ hạt dẻ nên lưu ý cần rửa sạch hạt dẻ hoặc bóc vỏ. Không nên rang hạt dẻ đến mức cháy khét vì sẽ làm giảm đi hàm lượng dưỡng chất trong hạt dẻ. Để bảo quản hạt dẻ được tốt nên để chỗ thoáng mát, sạch sẽ, phòng mối mọt.
Nguồn tham khảo: Bác sĩ Thanh Lan/SKĐS
Nam Anh (tổng hợp)