<div> <p style="text-align: justify;">Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, trong năm 2018, đầu năm 2019, dịch sởi đã xảy ra tại một số nước khu vực châu Âu, châu Phi, châu Á, kể cả một số nước đã công bố loại trừ bệnh sởi (Đức và Nga, Hoa Kỳ).</p> <p style="text-align: justify;">Đặc biệt trong những tuần đầu năm 2019, đến ngày 18/2/2019 tại Philippines đã có trên 8.000 trường hợp mắc sởi phải nhập viện và có tới 136 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; hầu hết các trường hợp mắc sởi đều không có tiền sử tiêm vắc xin sởi.</p> <p style="text-align: justify;">Theo ý kiến của Bộ Y tế Philippines, tình trạng dịch sởi gia tăng mạnh tại Philippines trong năm 2019 là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin (bao gồm cả vắc xin sởi) giảm thấp trong năm 2018 và đầu năm 2019.</p> <p style="text-align: justify;">Ngày 15/02/2019, trực tiếp Tổng thống Philippines, Rodrigo Duterte, cũng đã trực tiếp cảnh báo người dân về sự nguy hiểm của bệnh sởi và thúc giục các cha mẹ đưa trẻ đi tiêm phòng sởi cho trẻ.</p> <p style="text-align: justify;"><img alt="Hàng nghìn người mắc sởi do không chịu tiêm vắc xin phòng bệnh - ảnh 1" src="https://khds.1cdn.vn/2019/02/24/tinngan_011213_114518241_0.jpg" title="Hàng nghìn người mắc sởi do không chịu tiêm vắc xin phòng bệnh" /></p> <p style="text-align: justify;"><em>Bệnh sởi đang gia tăng nhanh chóng do người dân không tiêm vắc xin phòng bệnh.</em></p> <p style="text-align: justify;">Các nhà khoa học cho rằng, việc dịch sởi bùng phát tại một số nước hiện nay là do tỷ lệ tiêm vắc xin phòng sởi không đạt yêu cầu tại nhiều nước và sẽ để lại hậu quả lớn cho sức khỏe người dân cũng như tăng chi phí điều trị so với việc chỉ phải tiêm vắc xin sởi thông thường.</p> <p style="text-align: justify;">Tổ chức Y tế thế giới cũng nhấn mạnh, việc không tiêm phòng vắc xin sởi, các cuộc xung đột, đói nghèo là nguyên nhân chính làm tăng tới gần gấp đôi số trường hợp mắc sởi trên phạm vi toàn cầu trong năm 2018 (so với năm 2017).</p> <p style="text-align: justify;"><b>43/63 tỉnh, thành nước ta ghi nhận các ca mắc sởi</b></p> <p style="text-align: justify;">Ở nước ta, đến nay đã có 43/63 tỉnh, thành phố ghi nhận các trường hợp mắc sởi rải rác, chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi nhưng cũng ghi nhận nhiều trường hợp mắc sởi ở người lớn. Trong số các trường hợp mắc sởi có đến 98,7% có tiền sử chưa tiêm vắc xin sởi hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc xin sởi.</p> <p style="text-align: justify;">Các trường hợp mắc tập trung chủ yếu tại các tỉnh, thành phố vùng sâu, vùng xa còn có tỷ lệ tiêm chủng vắc xin sởi thấp và những đô thị có số trẻ di biến động lớn nên có nguy cơ cao bùng phát dịch.</p> <p style="text-align: justify;">Các chuyên gia y tế nhấn mạnh, sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây ra và là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất tiết đường mũi họng của bệnh nhân. Tiêm vắc xin sởi là một biện pháp hiệu quả phòng bệnh sởi.</p> <p style="text-align: justify;"><em><strong>Để chủ động phòng bệnh sởi, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt việc:</strong></em></p> <p style="text-align: justify;">1. Chủ động đưa con em từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vắc xin sởi hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêm vắc xin phòng sởi.</p> <p style="text-align: justify;">2. Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi, hạn chế đưa trẻ tới các bệnh viện lớn nhằm tránh tình trạng lây nhiễm sởi từ bệnh viện.</p> <p style="text-align: justify;">3. Trường hợp mắc sởi nhẹ được cho cách ly tại nhà, trẻ cần phải nghỉ học, không tham gia các hoạt động tập thể ít nhất 7 ngày kể từ ngày phát ban sởi để tránh lây lan ra trường học và những người xung quanh.</p> <p style="text-align: justify;">4. Bệnh sởi rất dễ lây, không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc sởi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ và đảm bảo các biện pháp về tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.</p> <p style="text-align: justify;">5. Người lớn chưa tiêm vắc xin sởi cần chủ động đi tiêm vắc xin sởi (vắc xin sởi, MR, MMR) tại các cơ sở y tế để tránh bị mắc sởi.</p> </div> <p style="text-align: justify;"> </p>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Hàng nghìn người mắc sởi do không chịu tiêm vắc xin phòng bệnh
Ở nước ta, đến nay đã có 43/63 tỉnh, thành phố ghi nhận các trường hợp mắc sởi rải rác, chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi nhưng cũng ghi nhận nhiều trường hợp mắc sởi ở người lớn.
Sốt rét ác tính “nhập khẩu” dễ chẩn đoán nhầm và nguy kịch
Thừa Thiên Huế mới phát hiện thêm 2 ca sốt rét ngoại lai, nâng tổng số mắc lên 5 ca. Sốt rét ngoại lai không chỉ tạo nên mối nguy cơ sốt rét quay trở lại mà còn đe dọa tính mạng người bệnh.
Chơi vật tay với bạn, bé trai 13 tuổi gãy xương cánh tay
Khi đang chơi vật tay cùng bạn, bé trai 13 tuổi đột nhiên thấy tiếng “rắc” và sau đó đau nhói, biến dạng, mất vận động cánh tay phải. Đáng nói là bé trai này mắc bệnh tạo xương bất toàn, còn được gọi là "xương thủy tinh".
Các con đường lây nhiễm của vi khuẩn HP và cách phòng tránh
Vi khuẩn HP dễ dàng lây nhiễm qua nhiều con đường, triệu chứng không rõ ràng nên khó phát hiện. Biết cách phòng ngừa vi khuẩn HP để tránh viêm loét và ung thư dạ dày...
Đứng xem câu cá, bé trai 11 tuổi bị móc câu đâm sâu vào vùng tai
Người đàn ông nhập viện với bàn tay vẫn còn trong máy xay thịt
Chỉ một chút sơ suất nhỏ, tai nạn, thương tích trong sinh hoạt và lao động đều có thể xảy ra với bất cứ ai. Vì vậy, cần biết cách tránh sự cố đáng tiếc này.
Bé trai ói ra máu do nhiễm loại vi khuẩn phổ biến trong dạ dày
Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng thường gặp nhất ở trẻ em là do nhiễm khuẩn Helicobacter pylori. Trong số đó, có nhiều bệnh nhân cần được nội soi can thiệp cầm máu.
Ho khan 1 tháng, đi khám bất ngờ phát hiện 2 bệnh ung thư hiếm gặp
Ho khan suốt 1 tháng, dùng thuốc nhưng không đỡ, ông C.T.H. 76 tuổi (Bắc Ninh) quyết định đến viện bất ngờ phát hiện cùng lúc 2 bệnh ung thư nguy hiểm hiếm gặp.
Kỹ thuật nội soi hoàn toàn, đặt lưới trị thoát vị ổ bụng phức tạp
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh triển khai hiệu quả kỹ thuật tiên tiến trong điều trị thoát vị trong ổ bụng với chi phí thấp, hạn chế biến chứng cho người bệnh.
Cảnh báo nguy cơ tổn thương phình động mạch não sau chấn thương
Sau chấn thương đột ngột có tình trạng sốc mất máu với biểu hiện: hôn mê sâu, huyết áp tụt thấp, nhịp tim nhanh, máu chảy qua mũi miệng... có thể do vỡ giả phình động mạch cảnh trong nguy kịch.
Top 6 bài tập giãn cơ giúp giải tỏa căng thẳng, thư giãn đầu óc
Có nhiều cách để giảm căng thẳng, trong đó giãn cơ là một cách nhẹ nhàng để thư giãn, giúp giảm đau cơ, khớp, duy trì khả năng vận động khi cơ thể già đi.
Dù đông hay hè, đổ mồ hôi theo 5 kiểu này cần đi viện ngay
Tay luôn ướt, đổ mồ hôi ban đêm, đổ mồ hôi nửa người hay ở lưng... là tình trạng cảnh báo cơ thể có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm cần đi khám ngay.