Hàng giả, hàng nhái tràn lan Facebook

(khoahocdoisong.vn) - Người dùng nên đặt câu hỏi về chất lượng các sản phẩm livestream khi hàng loạt kho hàng giả, hàng nhái liên tiếp được cơ quan chức năng bắt giữ.

Thương mại điện tử bằng livestream

Ngày 17/3, thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết, Công an tỉnh Nam Định đã bắt giữ kho tàng trữ hàng hóa giả thương hiệu Hermès, LV, Chanel… tại địa chỉ thôn Đại Lại, xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

Kho hàng rộng hơn 500 m2 tàng trữ từ 20.000 – 30.000 sản phẩm chủ yếu là túi nhái thương hiệu Hermès (Pháp). Chủ kho hàng không có bất cứ giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp của hàng hóa.

Lực lượng chức năng phải dùng tới 10 xe tải 3,5 tấn mới có thể di chuyển hết số hàng hóa vi phạm tại kho hàng này. Lô hàng vi phạm ước trị giá khoảng 6 tỷ đồng và được đánh giá là kho hàng "Hermès lớn nhất miền Bắc".

Theo điều tra, đối tượng vi phạm chủ yếu sử dụng mạng xã hội để chào bán và dịch vụ chuyển phát để vận chuyển hàng hóa.

Hàng chục tài khoản với các tên gọi khác khau như The Queen Shop, Trang Anna (The Queen); Dung Vũ (Boss The Queen), The Queen - Chuyên túi VIP, Dương Vũ Xuân, The Queen - Đại Dương - Sỉ lẻ túi xách, Kho Túi xách - Hàng Quảng Châu… được thay nhau sử dụng để né tránh sự kiểm tra của các cơ quan chức năng khi bị tố cáo và chặn tài khoản vì vi phạm.

Đặc biệt, một thủ đoạn tinh vi nữa là, đối tượng sử dụng một cửa hàng trung gian tại Hà Nội (địa chỉ trên đường Hồ Tùng Mậu, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm) để giới thiệu sản phẩm. Nhưng thực chất, cửa hàng này không hề chứa bất cứ sản phẩm nào. Toàn bộ hàng hóa được chứa trữ tại kho hàng tại địa chỉ thôn Đại Lại, xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

Vụ bắt giữ này một lần nữa dấy lên những quan ngại về hàng giả, hàng nhái trôi nổi trên thị trường. Cách đây không lâu, lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai cũng từng phát hiện một kho hàng 10.000m2, chuyên bán bằng hình thức livestream qua Facebook. Tổng giao dịch ước tính đến 600 tỷ đồng, doanh thu hàng tháng lên tới 10 tỷ đồng, nhưng theo cơ quan công an, cơ bản đều là hàng giả, hàng lậu.

Lỗ hổng pháp lý

Khi thương mại điện tử (TMĐT) và các hình thức buôn bán trên mạng xã hội bùng phát, các hành vi bán hàng giả, hàng kém chất lượng, thậm chí lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cũng xuất hiện ngày càng nhiều.

Trên Facebook, không khó để bắt gặp những livestream bán hàng của các shop thời trang quần áo, túi xách, mỹ phẩm, sữa nhập ngoại… với những lời quảng cáo có đầy đủ tem, mác… Thậm chí, Facebook còn có sẵn tính năng quảng cáo các livestream này cho những người dùng đã từng click vào những mặt hàng tương tự.

Điều đáng nói, dù sản phẩm được niêm yết giá lên đến tiền triệu nhưng chủ shop sẵn sàng sale “sốc”, "tri ân khách hàng" với giá chỉ vài trăm nghìn đồng, thậm chí vài chục nghìn đồng để "lấy tương tác"...

Rõ ràng, với giá vài trăm nghìn đồng chỉ bằng 1/10, hay thậm chí là 1/20 so với hàng chính hãng. Đáng nói là ở phần mô tả sản phẩm, nhiều chủ gian hàng cũng không ngại thừa nhận hàng của mình là hàng nhái.

Tổng Cục quản lý thị trường thừa nhận, hiện nay hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng có mặt ở rất nhiều phân khúc của thị trường. Hoạt động kinh doanh này chỉ có thể triển khai được nhờ lợi dụng triệt để việc bán hàng trên các nền tảng internet bao gồm cả bán buôn và bán lẻ, trong đó có hình thức bán hàng thông qua việc livestream rất thịnh hành.

Thừa nhận thực trạng trên, nhưng theo ông Trần Hữu Linh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), nền tảng TMĐT là nơi người bán hàng lợi dụng để tiêu thụ, phân phối sản phẩm gian lận thương mại như trong đó có hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng gian, hàng giả, hàng nhái, hàng cấm.

Trong khi đó, đại diện Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, điểm mấu chốt để ngăn chặn hàng giả, nhái, chống thất thu thuế là phải minh bạch được thông tin của sản phẩm, bao gồm như nhãn mác, xuất xứ, hóa đơn…

Tuy nhiên, Nghị định 52/2013/NĐ-CP về quy định về nhãn hiệu, thông tin sản phẩm trong việc bán hàng TMĐT vẫn còn là khoảng trống. Cục TMĐT đang nỗ lực để giải quyết nhằm minh bạch hóa thông tin trên các website, tăng cường trách nhiệm của chủ sở hữu sàn TMĐT.

Pháp luật quy định rõ, hành vi buôn bán hàng giả có thể bị xử phạt hành chính và nặng hơn nữa có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự. Cụ thể như Nghị định số 185 năm 2013 của Chính phủ nêu rõ: với cá nhân, mức xử phạt từ 500.000 - 50 triệu đồng; đối với hành vi buôn bán hàng giả, tùy số lượng; với tổ chức, mức phạt gấp đôi.

Trường hợp vi phạm nhiều lần, bán hàng giả trị giá từ 30 triệu đồng trở lên, hoặc thu lợi bất chính trên 50 triệu đồng có thể bị truy tố theo điều 192 của Bộ luật Hình sự.

Ngoài ra, nếu người tiêu dùng chứng minh được hành vi lừa đảo, thì các chủ shop còn có thể bị xử lý tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" với các mức hình phạt cao hơn nhiều.

Nhưng có vẻ, mức phạt này so với lợi nhuận thu về được từ việc bán hàng trên mạng không có nghĩa lý gì. Bằng chứng là chưa thấy có trường hợp nào bán hàng livestream này bị xử lý hình sự, và những livestream bán hàng trong thời gian gần đây chỉ tăng không giảm.

Do đó, cần có giải pháp vừa thúc đẩy lĩnh vực kinh doanh online để góp phần vào phát triển kinh tế vừa phải có chế tài quản lý để lĩnh vực này phát triển lành mạnh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Theo KH&ĐS
Khách hàng cũng sẽ được thử tay lái với mẫu xe ô tô điện thông minh đầu tiên của Việt Nam – VinFast VF e34.

Vinhomes và VinFast tổ chức sự kiện trải nghiệm bộ đôi “Nhà xanh - Xe điện” tại Hà Nội và TPHCM

Nhằm tri ân cư dân và khách hàng, đồng thời mong muốn lan toả mạnh mẽ xu hướng sống xanh và thông minh, Vinhomes sẽ phối hợp với VinFast tổ chức sự kiện “Nhà xanh xe điện – Mở lối tương lai” tại hai đô thị Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm) và Vinhomes Smart City (Nam Từ Liêm) trong hai ngày 23, 24/7 và Vinhomes Grand Park (TPHCM) trong hai ngày 30, 31/7. Khách hàng tham dự sự kiện sẽ được mục sở thị và lái thử bộ đôi ô tô điện thông minh VinFast VF 8 và VinFast e34.
"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

Báo cáo nghiên cứu vừa công bố của J&T Express cho thấy, thói quen mua sắm trực tuyến của người Việt phát triển mạnh mẽ trong dịch và duy trì khá bền vững sau đó. Đáng chú ý, nhu cầu mua sắm trên các sàn thương mại điện tử không chỉ ở các thành phố lớn mà đang "bùng nổ" ở nông thôn.
back to top