Hải quân Mỹ đã thực hiện các cuộc thử nghiệm nguyên mẫu T-1 trên tàu sân bay USS George HW Bush (CVN-77), đánh giá khả năng máy bay hoạt động trên sàn bay trong điều kiện gió hơn 25 hải lý/h.
“Sau khi được triển khai, UAV thử nghiệm MQ-25, được gọi là T-1 hoàn thành một loạt các hoạt động thử nghiệm đánh giá chức năng và khả năng của hệ thống xử lý trên boong trong cả điều kiện hoạt động ban ngày và ban đêm. Các thao tác diễn tập bao gồm di chuyển trên boong và dừng trên sàn đáp, kết nối với máy phóng và đậu trên boong. Dữ liệu được thu thập liên quan đến chuyển động của boong và tác động của gió trên boong, ảnh hướng tới khả năng điều khiển và hệ thống động cơ UAV” - Bộ Tư lệnh Không quân Hải quân Mỹ cho biết trong một thông cáo báo chí.
Hải quân đã phối hợp với Boeing, hãng chế tạo mẫu thử nghiệm cho chương trình MQ-25A Stingray, và Lockheed Martin, trong quá trình thử nghiệm. Để làm rõ hơn về phương pháp điều khiển máy bay trên sàn đáp và đồng bộ hóa với tàu sân bay.
Trong quá trình thử nghiệm, phi công điều khiển nguyên mẫu trên tàu sân bay đã tích hợp với các hệ thống điều khiển hoạt động trên boong của Hải quân, sử dụng Thiết bị điều khiển boong do Boeing chế tạo. Hải quân và các nhà thầu đặt một trạm điều khiển trong Trung tâm tác chiến đường không không người lái của George HW Bush khi chiến hạm đang ở quân cảng.
Lockheed Martin đã lắp đặt nguyên mẫu trạm điều khiển mặt đất MD-5 tại Trung tâm tác chiến đường không không người lái (UAWC) tại CVN, giới thiệu các chức năng của GCS cho nhóm điều khiển các UAV MQ-25, giúp các trắc thủ đánh giá các hạn chế thiết kế thiết bị khi lắp đặt trên tàu và thu thập phản hồi về giao diện giữa con người và hệ thống.
Dịch vụ và các nhà thầu chỉ kiểm tra khả năng hoạt động trên boong của nguyên mẫu T-1 chứ không phải hoạt động bay lên hay hạ cánh xuống tàu sân bay, nhưng đã sử dụng máy bay King Air để kiểm tra Hệ thống hạ cánh chính xác chung (JPALS) dành cho các máy bay.
MQ-25 sẽ thực hiện nhiệm vụ tiếp nhiên liệu trên không cho Hải quân và giải phóng một số F/A-18F Super Horne, đang làm nhiệm vụ tiếp nhiên liệu cho hạm đội. Chương trình MQ-25 dự kiến sẽ đạt khả năng hoạt động ban đầu năm 2025 và tiếp tục hoàn thiện, cho phép Hải quân có thể khai thác sử dụng UAV trên tàu sân bay ở tầm xa hơn, trên vùng nước Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Nguyên mẫu đã thực hiện các thử nghiệm trên đất liền khi thực hiện tiếp nhiên liệu cho một chiếc E-2D Advanced Hawkeye, một chiếc F/A-18F Super Hornet và một chiếc F-35C Lightning II Joint Strike Fighter.
Chuẩn đô đốc Andrew Loiselle, Cục trưởng Cục tác chiến đường không của Hải quân (OPNAV N98), trong cuộc phỏng vấn đầu tháng 11 cho biết, thử nghiệm xử lý trên boong tàu Bush giúp Hải quân hiểu rõ hơn về động cơ và các bộ phận của nguyên mẫu UAV, hoạt động trong điều kiện gió lớn trên biển.
Mục tiêu chính của thử nghiệm là xem xét hiệu suất công tác, những khó khăn trở ngại và phương pháp khắc phục khi UAV khởi động với tác động của gió khi vận tốc gió trên biển đạt tới 25 hải lý/h.