Hà Nội ghi nhận ca viêm não Nhật Bản đầu tiên trong năm

Theo Sở Y tế Hà Nội, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận ca mắc viêm não Nhật Bản là bé trai 12 tuổi, trú tại huyện Phúc Thọ.

Cụ thể, bệnh nhi 12 tuổi (Phúc Thọ, Hà Nội), khởi phát bệnh ngày 31/5/2024 với triệu chứng sốt cao, đau đầu, đến ngày 1/6 xuất hiện cứng gáy, đi lại loạng choạng.

Ngày 2/6, bệnh nhi được gia đình đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương, xét nghiệm Mac-Elisa dịch não tủy cho kết quả dương tính với vi rút viêm não Nhật Bản.

Theo gia đình, bệnh nhi đã tiêm 4 mũi vaccine phòng bệnh viêm não Nhật Bản (mũi cuối cùng vào ngày 15/6/2019).

Về bệnh sốt xuất huyết, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội thông tin từ đầu năm 2024 đến nay, ghi nhận 783 ca mắc sốt xuất huyết, không có ca tử vong, số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2023.

Hà Nội ghi nhận ca viêm não Nhật Bản đầu tiên. Ảnh minh họa

Hà Nội ghi nhận ca viêm não Nhật Bản đầu tiên. Ảnh minh họa

Theo Bệnh viện Nhi Trung ương, viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây qua muỗi đốt. Bệnh thường gây viêm não, màng não ở trẻ em, có tỷ lệ tử vong và di chứng cao (25-35%) như: Rối loạn tâm thần, liệt, rối loạn ngôn ngữ, co giật, động kinh, nằm liệt giường… ở một nửa số người sống sót.

Trong 1-2 ngày đầu mắc viêm não Nhật Bản, trẻ thường có các dấu hiệu như sốt, đau đầu tăng dần, mệt mỏi, buồn nôn và nôn khan. Khi trẻ bị sốt, phụ huynh thường nghĩ đến sốt virus và mua thuốc hạ sốt cho con uống.

Nếu bị sốt virus thông thường thì sau khi uống thuốc sẽ hạ được sốt, trẻ sẽ trở lại trạng thái bình thường. Khi trẻ bị nôn khan kèm theo sốt, đau đầu tăng dần thì có thể là triệu chứng của viêm não.

Về bệnh sốt xuất huyết, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội thông tin từ đầu năm 2024 đến nay, ghi nhận 783 ca mắc sốt xuất huyết, không có ca tử vong, số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2023.

CDC Hà Nội nhận định, điều kiện thời tiết chuyển mùa hè, thuận lợi cho sự phát triển của muỗi và bọ gậy truyền bệnh, dự báo số ca mắc có thể gia tăng trong thời gian tới. Kết quả giám sát tại một số khu vực ổ dịch cũ có chỉ số côn trùng cao vượt ngưỡng nguy cơ.

Tuần qua, Hà Nội ghi nhận 51 ca mắc tay chân miệng, không có ca tử vong, giảm 29 ca mắc so với tuần trước, hầu hết là ca tản phát, không ghi nhận ổ dịch phức tạp. Bệnh nhân phân bố tại 20 quận huyện, một số đơn vị có nhiều bệnh nhân gồm Sóc Sơn, Mê Linh. Cộng dồn năm 2024, ghi nhận 1.522 ca mắc, 0 ca tử vong, số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2023.

Về ổ dịch tay chân miệng, trong tuần ghi nhận 1 ổ dịch tại Bắc Phú, Sóc Sơn. Cộng dồn năm 2024, ghi nhận 39 ổ dịch, hiện còn 1 ổ dịch đang hoạt động.

Tuần qua, Hà Nội ghi nhận 16 ca mắc ho gà, không có ca tử vong, giảm 2 ca so với tuần trước. Cộng dồn năm 2024, ghi nhận 134 ca mắc tại 26 quận, huyện, thị xã; 0 ca tử vong, số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2023.

Trong đó, phân theo nhóm tuổi: dưới 2 tháng 47%, 2 -3 tháng 25,4%, 4 -11 tháng 9,7%, từ 1 tuổi trở lên 17,9%. Phân bố theo tiền sử tiêm chủng: chưa tiêm là 60,4%, tiêm 1 – 2 mũi 17,9%, 3 mũi 10,4%, 4 mũi trở lên 6,7%, không rõ 4,5%. Ghi nhận số mắc chủ yếu ở trẻ nhỏ chưa đến tuổi tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Theo Đời sống
Cách tránh suy thận cấp do nắng nóng

Cách tránh suy thận cấp do nắng nóng

Giai đoạn nắng nóng cao điểm tiềm ẩn nguy cơ gia tăng suy thận cấp do mất nước. Vì vậy, nắng nóng người dân cần đảm bảo bổ sung đủ nước và điện giải để tránh các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là suy thận cấp.
back to top