Hà Nam: Hành lang cầu Thái Hà bị xâm phạm

Nhà làm việc của một trạm sản xuất bê tông mọc ngay dưới chân cầu Thái Hà gây nguy cơ cháy nổ và xâm hại đến tính an toàn của cầu.
Những ngày qua, Báo Tri thức và Cuộc sống liên tục nhận được phản ánh của người dân về việc hành lang cầu Thái Hà, thuộc địa bàn xã Chân Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam bị doanh nghiệp sản xuất bê tông lấn chiếm, xây dựng công trình nhà làm việc trái phép, ảnh hưởng trực tiếp tới an toàn cầu Thái Hà.
Ha Nam: Hanh lang cau Thai Ha bi xam pham
Công trình nhà làm việc và ở của trạm trộn bê tông xâm hại hành lang cầu Thái Hà.
Theo ghi nhận của PV, ngay dưới trụ móng cầu Thái Hà nằm trên địa bàn xã Chân Lý, huyện Lý Nhân tồn tại 2 căn nhà được xây dựng để làm nơi giao dịch, nghỉ ngơi của nhân viên trạm sản xuất bê tông. Vật liệu xây dựng và các khối bê tông của công ty này cũng được tập kết và bủa vây ngay sát trụ cầu. Lượng đông phương tiện xe máy, máy xúc ủi được dựng đỗ ngay dưới chân cầu gây nguy cơ cháy nổ.
Hàng ngày, cả chục chuyến xe bồn chở bê tông và xe tải chở vật liệu xây dựng nườm nượp vào trạm ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn của cây cầu hơn nghìn tỷ đồng.
Ha Nam: Hanh lang cau Thai Ha bi xam pham-Hinh-2
Trạm trộn bê tông không ghi tên công ty nghi xây dựng và hoạt động trái phép dưới cầu Thái Hà.
Báo Tri thức và Cuộc sống đã liên hệ với UBND xã Chân Lý, huyện Lý Nhân để làm rõ thông tin về những công trình xâm chiếm hành lang cầu Thái Hà và nguồn gốc trạm trộn bê tông nghi trái phép trên nhưng chưa được hồi đáp.
Cầu Thái Hà là một cây cầu bắc qua sông Hồng, nối liền hai tỉnh Thái Bình và Hà Nam.
Cầu nằm trên tuyến đường kết nối từ đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đến đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình. Đầu cầu phía đông thuộc xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, còn đầu cầu phía tây thuộc xã Chân Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Tên cầu được ghép từ hai từ đầu tên của hai tỉnh Thái Bình và Hà Nam.
Theo Điều 16 Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Giới hạn hành lang an toàn đối với cầu, cống:
1. Hành lang an toàn đối với cầu trên đường ngoài đô thị
a) Theo chiều dọc cầu tính từ đuôi mố cầu ra mỗi bên: – 50 mét đối với cầu có chiều dài từ 60 mét trở lên; – 30 mét đối với cầu có chiều dài dưới 60 mét.
b) Theo chiều ngang cầu tính từ mép ngoài cùng đất của đường bộ trở ra mỗi phía: – 150 mét đối với cầu có chiều dài lớn hơn 300 mét; – 100 mét đối với cầu có chiều dài từ 60 mét đến 300 mét; – 50 mét đối với cầu có chiều dài từ 20 mét đến dưới 60 mét; – 20 mét đối với cầu có chiều dài nhỏ hơn 20 mét.
>>> Mời độc giả xem thêm video TPHCM rào chắn cầu Phú Mỹ trong 3 tháng, xe lưu thông như thế nào?
(Nguồn: Truyền hình Quốc hội Việt Nam)
Theo Đời sống
Biển “cấm đổ rác”... vô tác dụng!

Biển “cấm đổ rác”... vô tác dụng!

Tại một bãi đất quy hoạch thuộc địa bàn phường Phước Long A, TP Thủ Đức (TP HCM), vốn từ lâu được xem là “điểm đen” của rác thải tự phát, khi các bãi rác thải lớn ô nhiễm tồn tại “tra tấn” người dân sinh sống trong khu vực.
back to top