Giảm phản ứng mẫn cảm

Với bệnh nhân có cơ địa mẫn cảm, để giảm phản ứng mẫn cảm khi làm thủ thuật, phẫu thuật nên đến cơ sở y tế uy tín nhằm dự phòng tối đa tai biến phản vệ.

Hỏi: Cơ địa tôi rất mẫn cảm, hay bị dị ứng, xin bác sĩ cho biết có loại thuốc nào giảm phản ứng mẫn cảm không? Nếu chẳng may đến viện phải mổ xẻ tôi phải lưu ý gì?

Việt Hà (Quảng Ninh)

GS.TS Nguyễn Hữu Tú, Phó hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội, Trưởng khoa Gây mê hồi sức, ĐH Y HN trả lời: Với bệnh nhân có cơ địa mẫn cảm, đi làm bất cứ thủ thuật, phẫu thuật gì bạn nên đến cơ sở y tế uy tín, ở đó bác sĩ sẽ khai thác kỹ tiền sử bệnh nhân để tránh sử dụng thuốc, hóa chất, vật liệu y tế nhằm dự phòng tối đa tai biến phản vệ.

Nếu đã từng bị dị ứng hoặc sốc phản vệ bạn có thể được chủ động dự phòng bằng giải mẫn cảm cho một số nguyên nhân tại các trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng; dùng các thuốc giảm phản ứng mẫn cảm trước khi tiến hành phẫu thuật nhằm ngăn ngừa phản vệ nặng.

Trong cấp cứu sốc phản vệ, khó khăn nhất là kiểm soát đường thở và hô hấp, vì vậy bác sĩ gây mê hồi sức cần có kinh nghiệm, bệnh viện cũng phải có đủ phương tiện cấp cứu đường thở. Sai lầm trong cấp cứu sốc phản vệ thường do không đánh giá được mức độ nặng của sốc và xử trí thiếu chính xác. Cấp cứu sốc phải theo phác đồ của Bộ Y tế, trong đó thuốc adrenalin là thuốc đầu tay để cứu sống người bệnh.

KT (ghi)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện cục viêm xơ, làm di động của gân gấp qua vùng ngón tay bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra.
back to top