Giảm năng lượng nạp vào, tăng năng lượng tiêu hao

Xử trí thừa cân- béo phì cho trẻ em cần tuân theo phác đồ chung, tức là vẫn giảm năng lượng ăn vào thông qua chế độ ăn phù hợp và tăng năng lượng tiêu hao thông qua hoạt động thể lực.

Hỏi: Con trai tôi 13 tuổi, nặng 55kg. Từ khi mới sinh cháu đã nặng 4,6kg nên cháu ăn rất tốt, cứ như vậy cháu phát triển đến giờ. Nhiều lần tôi thực hiện chế độ giảm cân, cho cháu ăn ít đi nhưng mỗi lần thực hiện giảm cân thì cháu đói, kêu mệt, chóng mặt, bữa sau đòi ăn gấp đôi. Xin bác sĩ cho biết, tôi phải làm sao để giảm cân cho cháu ?

Lý Kim Hồng (Biên Hòa, Đồng Nai)

Ths. BS. Trịnh Hồng Sơn, Giám đốc Trung tâm Truyền thông giáo dục dinh dưỡng trả lời: Xử trí thừa cân- béo phì cho trẻ em cần tuân theo phác đồ chung, tức là vẫn giảm năng lượng ăn vào thông qua chế độ ăn phù hợp và tăng năng lượng tiêu hao thông qua hoạt động thể lực.

Tuy nhiên, điều trị thừa cân- béo phì ở trẻ em cần kiên trì. Nên xây dựng chế độ ăn của trẻ nhưng không đặt mục tiêu giảm cân mà chỉ làm giảm tốc độ tăng cân. Trẻ vẫn phải được ăn một chế ăn phù hợp với nhu cầu sinh lý hoặc chỉ phải giảm chút ít, vẫn phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho sự lớn lên và phát triển của trẻ, đặc biệt là các vi chất dinh dưỡng: canxi, sắt, kẽm, vitamin A…

Khẩu phần ăn của trẻ cần cân đối, hợp lý, nên phối hợp nhiều loại thức ăn, tránh chỉ ăn một loại thực phẩm nào đó. Nên cho trẻ uống sữa không đường, hạn chế các món rán, xào; nên làm các món luộc, hấp, kho. Nên nhai kỹ và ăn chậm, ăn đều đặn, không bỏ bữa, không để trẻ quá đói vì nếu bị quá đói, trẻ ăn trong các bữa sau làm mỡ tích luỹ nhanh hơn.

Nên ăn nhiều vào bữa sáng để tránh ăn vặt, giảm ăn về chiều và tối, nên ăn nhiều rau xanh, quả ít ngọt, giảm bớt gạo, thay bằng khoai, ngô là những thức ăn cơ bản giàu chất xơ. Ngoài chế độ ăn cần giúp trẻ tăng cường hoạt động thể lực. So với điều trị bằng chế độ ăn, tăng cường hoạt động thể lực tỏ ra có hiệu quả hơn, giúp trẻ phát triển chiều cao và duy trì sức khoẻ tốt.

PV ghi

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top