Gần 10.000 thuốc được gia hạn

Cục trưởng Cục Quản lý Dược Vũ Tuấn Cường vừa ký văn bản công bố danh mục các thuốc, nguyên liệu làm thuốc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 29/2022/NĐ-CP của Chính phủ. Đây là đợt công bố thứ 2 của Cục quản lý Dược, nâng tổng số thuốc được gia hạn lên gần 10.000.

Trước đó, ngày 2/6, Cục Quản lý Dược đã công bố danh sách 6.251 thuốc được tiếp tục sử dụng Giấy đăng ký lưu hành đến hết ngày 31/12.

Theo báo cáo của Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế, thống kê từ 34 Sở Y tế, 21 bệnh viện tuyến Trung ương và 2 bệnh viện trực thuộc trường Đại học cho thấy: 40/55 Sở Y tế và bệnh viện Trung ương báo cáo có tình trạng thiếu thuốc.

Trong đó, các thuốc thiếu tại cơ sở khám chữa bệnh bao gồm một số thuốc kháng sinh dự trữ dùng để điều trị bệnh nhân nặng, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, một số thuốc tim mạch, điều trị tăng huyết áp, thuốc điều trị sốt xuất huyết, thuốc nhãn khoa, vị thuốc cổ truyền…

Về nguyên nhân để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, Bộ Y tế cho rằng việc tổ chức đấu thầu tập trung triển khai chậm; chưa tích cực đàm phán giá thuốc sát với tình hình thực tế thị trường.

Ngoài ra, lãnh đạo Bộ cũng thẳng thắn chỉ ra còn có tình trạng chậm gia hạn đăng ký thuốc; công tác kiểm tra, thúc đẩy việc mua sắm thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế chưa tích cực, quyết liệt; sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương thiếu chặt chẽ; một số cán bộ, ngành, địa phương sợ trách nhiệm, không dám làm.

Để tháo gỡ một phần khó khăn liên quan việc thiếu thuốc, vật tư y tế, ngày 29/6, Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc quốc gia (Bộ Y tế) đã tổ chức lễ mở hồ sơ đề xuất tài chính các gói thầu cung cấp thuốc thuộc danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia giai đoạn 2022-2023, được Bộ Y tế phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu với 106 danh mục thuốc, giá trị gần 9.000 tỉ đồng.

Ông Lê Thanh Dũng - Giám đốc Trung tâm cho biết, sau khi mở thầu, các tổ chuyên gia và tổ thẩm định đang xem xét, đánh giá các hồ sơ tài chính của nhà thầu và thương thảo với họ.

Trong số này, gói thầu số 1 cung cấp thuốc cho các tỉnh miền Bắc gồm 46 nhà thầu. Gói thầu số 2 cung cấp thuốc cho các tỉnh miền Trung và khu vực Tây Nguyên gồm 45 nhà thầu và gói thầu số 3 cung cấp thuốc cho các tỉnh miền Nam gồm 45 nhà thầu có sản phẩm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.

Dự kiến trong tháng 7, trung tâm sẽ công bố kết quả lựa chọn nhà thầu sau khi tổ chuyên gia đánh giá, thẩm định, xem xét, kiến nghị…

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top