Gặm móng tay có thể mọc mụn cóc

(khoahocdoisong.vn) - Tay là nơi chúng ta hay sờ mó lung tung nên dễ nhiễm khuẩn. Các nghiên cứu đã phát hiện số lượng vi khuẩn ẩn trong móng tay nhiều gấp 2 lần so với ngón tay và bàn tay, khi rửa sạch tay thì vi khuẩn vẫn còn bám trên móng tay nên rất dễ đưa vi khuẩn vào đường tiêu hóa.

Quen gặm móng tay từ bé, lớn lên đi đâu, đứng đâu, con chị Lã Thị Huyền (Bắc Ninh) cũng đưa tay lên gặm nên trông ngón tay nào cũng nham nhở. Lúc đầu thấy con gặm móng tay, chị Huyền thường quật vào tay cháu nhưng do cháu khóc nên chị thôi, lâu dần con chị không bỏ được tật này và chị cũng không thấy vấn đề gì xảy ra nên không nhắc nhở cháu nữa. Gần đây, nghe mọi người nói cắn móng tay có thể mọc mụn cóc, nên chị lại lo.

Lời bàn: BS Nguyễn Thị Lan (Đồng Tâm, Hà Nội) cho biết, nhiều người có thói quen cắn móng tay, có thể do buồn, căng thẳng, sốt ruột khi phải chờ đợi ai đó.

Tay là nơi chúng ta hay sờ mó lung tung  nên dễ nhiễm khuẩn. Các nghiên cứu đã phát hiện số lượng vi khuẩn ẩn trong móng tay nhiều gấp 2 lần so với ngón tay và bàn tay, khi rửa sạch tay thì vi khuẩn vẫn còn bám trên móng tay nên rất dễ đưa vi khuẩn vào đường tiêu hóa.

Cắn móng tay còn gây nhiều vết trầy xước, là cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn, nấm men và nhiều vi sinh vật khác xâm nhập vào. Nguy hiểm hơn, virus HPV là loại virus gây u nhú ở người, đặc biệt thường gặp ở những người có thói quen cắn móng tay.

Nếu cắn móng tay quá nhiều, các hạt mụn cóc này sẽ xuất hiện ở ngón tay, rồi lây lan sang khoang miệng và môi, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, nếu trẻ lớn, đã có nhận thức, mẹ nên kiên trì giúp con bỏ tật xấu.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top