Gai gót chân nên hạn chế đi lại

(khoahocdoisong.vn) - Gai xương gót là tình trạng thoái hóa vùng mặt dưới xương gót dẫn đến sự tân tạo xương tại chỗ tạo thành một gai nhọn hoặc là sự mọc ra của xương ở bờ rìa của khớp. Bệnh hay gặp ở người cao tuổi, liên quan tới vận động nhiều hay khiêng vác nặng.

Bà Nguyễn Thị Hợi (Ninh Bình) năm nay 70 tuổi. Bà bị gai gót chân trái cách đây mấy năm, khi đau bà phải ngồi một chỗ và mua cao đắp vào chân, hết đau thì bà đi lại bình thường.

Vừa rồi bà được con cháu cho đi du lịch, chắc phải đi bộ nhiều nên chỗ gai gót chân cũ lại tái phát. Lần này bà mua cao về dán không thấy đỡ, hàng xóm mách bà cứ đi lại gượng nhẹ cho cái gai chai đi, lâu dần sẽ hết, bà làm theo nhưng càng đi bộ càng đau đến mức không chịu nổi.

Lời bàn: BS Nguyễn Văn Lâm (Phòng khám Giải Phóng, Hà Nội) cho biết, gai xương gót là tình trạng thoái hóa vùng mặt dưới xương gót dẫn đến sự tân tạo xương tại chỗ tạo thành một gai nhọn hoặc là sự mọc ra của xương ở bờ rìa của khớp. Bệnh hay gặp ở người cao tuổi, liên quan tới vận động nhiều hay khiêng vác nặng.  

Khi chụp X-quang chân sẽ thấy gai xương gót là một xương nhỏ nhô ra ở mặt dưới gót chân. Khi bị bệnh mà đi lại, một gót chân sẽ tạm thời chịu trách nhiệm nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể. Khi ngồi hoặc thả lỏng cơ thể, phần cơ của bàn chân sẽ co lại để bảo vệ phần gân bị tổn hại, giúp cơn đau giảm đi.

Khi bị gai gót chân, cơn đau thường xuất hiện vào buổi sáng, đau tăng khi đi lại. Khi bị đau cấp nên cho chân nghỉ ngơi, dùng thuốc giảm đau, giãn cơ, xoa bóp, ngâm nước muối nóng mỗi tối trước khi đi ngủ giúp chân thoải mái, bớt đau.

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top