FLC Faros , Lũng Lô 5… đứng đầu danh sách nợ thuế, phí, tiền sử dụng đất

Trong danh sách các đơn vị nợ thuế, phí, tiền sử dụng đất mà Cục Thuế Hà Nội vừa công bố thì có 8 doanh nghiệp là các chủ đầu tư dự án bất động sản trên địa bàn thành phố đang nợ hơn 749 tỷ đồng tiền sử dụng đất.

Cục Thuế Thành phố Hà Nội vừa tiếp tục công khai danh sách chủ đầu tư nợ tiền sử dụng đất, thuế, phí tháng 10. Theo đó, có 8 doanh nghiệp nợ tiền sử dụng đất, số liệu nợ tại thời điểm 30/9/2018; 173 đơn vị nợ thuế, phí (trong đó có 142 doanh nghiệp nợ thuế phí công khai lần đầu).

Theo danh sách công khai, 8 doanh nghiệp là các chủ đầu tư dự án bất động sản trên địa bàn thành phố đang nợ hơn 749 tỷ đồng tiền sử dụng đất, bao gồm cả tiền chậm nộp.

Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Lũng Lô 5 là chủ đầu tư của dự án Dự án khu chức năng đô thị Ao Sào (phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai) đang nợ hơn 331 tỷ đồng tiền sử dụng đất. Ảnh: Minh Thư

Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Lũng Lô 5 là chủ đầu tư của dự án Dự án khu chức năng đô thị Ao Sào (phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai) đang nợ hơn 331 tỷ đồng tiền sử dụng đất. Ảnh: Minh Thư

Cụ thể, đứng đầu danh sách là Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Lũng Lô 5 là chủ đầu tư của dự án Dự án khu chức năng đô thị Ao Sào (phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai) đang nợ hơn 331 tỷ đồng tiền sử dụng đất, bao gồm cả tiền chậm nộp. Mặc dù chủ đầu tư này đã được Cục thuế Hà Nội thông báo nộp tiền sử dụng đất từ tháng 5/2016 nhưng đến nay vẫn chưa trả.

Nợ tiền sử dụng đất nhiều thứ 2 theo danh sách là Công ty TNHH đá quý Thế giới, chủ đầu tư Dự án Toà nhà hỗn hợp AZ SKY, khu đô thị mới Định Công (quận Hoàng Mai) với số tiền là hơn 117 tỷ đồng và cũng đã thông báo từ tháng 4/2016.

Công ty cổ phần Đầu tư và XNK Mỹ Sơn, chủ đầu tư của Khu chung cư cao tầng và dịch vụ  Phương Đông số 62 Nguyễn Huy Tưởng (quận Thanh Xuân) cũng đang nợ số tiền trên 88 tỷ đồng.        

Đáng chú ý, Công ty cổ phần Lilama - chủ đầu tư Dự án văn phòng, trung tâm thương mại và nhà ở số 52 Lĩnh Nam, đã nợ tiền sử dụng đất từ năm 2010, đến nay đã hơn 8 năm. Số tiền công ty này đang nợ là hơn 67 tỷ đồng.

Ngoài ra, Công ty cổ phần thương mại xây dựng 379 – chủ đầu tư Dự án Dự án xây dựng nhà ở cho cán bộ chiến sĩ thuộc Tổng cục cảnh sát - giai đoạn 1 đang nợ gần 40 tỷ đồng;

Công ty CP Đầu tư xây dựng và thương mại Phú Thịnh – chủ đầu tư Dự án tòa nhà hỗn hợp Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội tại khu trung tâm hành chính mới trên địa bàn phường Hà Cầu (Hà Đông, Hà Nội) đang nợ hơn 38 tỷ đồng;

Công ty CP Giấy gỗ Hà Đông (hợp tác cùng Công ty cổ phần đầu tư phát triển Sunrise, Công ty cổ phần dịch vụ đầu tư tài chính Việt Nam) – chủ dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở Thanh Bình tại 114 đường Thanh Bình, phường Mộ Lao (quận Hà Đông) nợ hơn 37 tỷ đồng;

Công ty CP công trình và thương mại GTVT – chủ dự án chuyển mục đích từ đất sử dụng làm nhà làm việc, nhà ở sang đất để xây dựng công trình nhà ở kết hợp văn phòng làm việc cao tầng để thực hiện dự án tại 69 phố Triều khúc nợ hơn 29 tỷ đồng.

Ngoài 8 doanh nghiệp nêu trên, Cục Thuế Thành phố Hà Nội cũng chính thức công bố thêm 142 doanh nghiệp nợ thuế (công khai lần đầu) tại kỳ khóa sổ ngày 31/8 với tổng số nợ gần 125 tỷ đồng.

Trong số 142 doanh nghiệp này, đáng chú ý là Công ty CP Xây dựng FLC Faros đứng đầu danh sách với số tiền nợ gần 66 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV Quản lý khách sạn và khu nghỉ dưỡng FLC nợ hơn 18 tỷ đồng…..

Cục thuế Hà Nội cũngbêu tên 31 doanh nghiệp chây ỳ nợ hơn 209 tỷ đồng tiền thuế dù đã được công khai từ các năm trước (năm 2015, 2016 và 2017). Trong đó, riêng Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy (SBIC) đã nợ tới 164 tỷ đồng, chiếm 78% tổng số tiền chậm nộp. Số doanh nghiệp này đã nhiều lần bị cơ quan thuế Hà Nội bêu tên nhưng do số nợ còn lớn nên tiếp tục bị nhắc lại trong đợt tháng 10.

Theo infonet.vn
"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

Báo cáo nghiên cứu vừa công bố của J&T Express cho thấy, thói quen mua sắm trực tuyến của người Việt phát triển mạnh mẽ trong dịch và duy trì khá bền vững sau đó. Đáng chú ý, nhu cầu mua sắm trên các sàn thương mại điện tử không chỉ ở các thành phố lớn mà đang "bùng nổ" ở nông thôn.
back to top