Đứt cổ, vỡ khí quản vì mảnh đá mài trong lưỡi cưa

(khoahocdoisong.vn) - Bệnh viện Thống Nhất TPHCM vừa nối lại khí quản, tạo hình sụn cho một bệnh nhân bị vết thương khí quản đoạn cổ gây suy hô hấp tối cấp. Trong lúc cắt tôn, bệnh nhân bị một mảnh đá mài từ lưỡi cưa văng ra cứa đứt vùng cổ, ngất xỉu tại chỗ.

Bệnh viện Thống Nhất TPHCM vừa nối lại khí quản, tạo hình sụn cho một bệnh nhân bị vết thương khí quản đoạn cổ gây suy hô hấp tối cấp. Trong lúc cắt tôn, bệnh nhân bị một mảnh đá mài từ lưỡi cưa văng ra cứa đứt vùng cổ, ngất xỉu tại chỗ.

TS.BSCKII Nguyễn Duy Tân, Phụ trách khoa Ngoại Lồng ngực - Tim mạch, Bệnh viện Thống Nhất TPHCM cho biết, bệnh nhân N.H.V. (sinh năm 1986, ngụ tại quận 12) nhập viện cấp cứu trong tình trạng khó thở, suy hô hấp, khạc ra máu, mê man, có vết thương ở cổ, máu chảy nhiều.

Bất cẩn khi cắt tôn, nam thanh niên bị mảnh đá mài từ lưỡi cưa văng ra cứa đứt khí quản.

Bất cẩn khi cắt tôn, nam thanh niên bị mảnh đá mài từ lưỡi cưa văng ra cứa đứt khí quản.

Các bác sĩ trực cấp cứu, chuyên khoa lồng ngực - tim mạch, tai mũi họng, gây mê hồi sức, nội soi… đánh giá, bề ngoài vết thương chừng 5cm, nhưng tổn thương bên trong rất nghiêm trọng. Khí quản bị đứt lìa, nên máu chảy vào đường thở, tràn ngập vào phổi; sụn vỡ hai mảnh.

Các bác sĩ đã tiến hành kiểm soát đường thở bằng các kỹ thuật chuyên sâu, làm sạch vết thương, hút máu, sau đó khâu nối cơ và sụn, tạo hình lại phần khí quản bị đứt vỡ, tránh hình thành sẹo gây chít hẹp đường thở của bệnh nhân về sau.

Bệnh nhân hiện đã phục hồi các phản xạ nhai nuốt, thở… bắt đầu ăn uống, tự thở và đi lại bình thường.

TS.BSCKII Nguyễn Duy Tân khuyến cáo, đứt vùng cổ là một tai nạn lao động khá thường gặp. Vì vậy, trong bất cứ công việc lao động nào hay trong sinh hoạt hằng ngày, người lao động cần chú ý sử dụng các dụng cụ lao động chất lượng tốt và mang bảo hộ lao động như kính chắn trước mặt, găng tay, kính bảo hộ mắt…

Theo Đời sống
Ai có nguy cơ cao mắc bệnh sởi?

Ai có nguy cơ cao mắc bệnh sởi?

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh sởi là người chưa được tiêm ngừa virus sởi, nhất là trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với nguồn lây.
back to top