Đường phên tốt cho nhan sắc phụ nữ

Bổ huyết, đẹp da, chống lão hóa… chính là lý do giúp đường phên trở thành ”thần dược” trời ban cho sức khoẻ và nhan sắc của phụ nữ.

Đường phên, món ăn dân dã quê nghèo lại vô cùng tốt với sức khỏe, nhan sắc phụ nữ.

Đường phên là loại đường được kéo từ mật mía và được làm hoàn toàn bằng phương pháp thủ công truyền thống. Do thói quen sử dụng đường tinh luyện nên đường phên đã dần vắng bóng trên thị trường. Tuy nhiên, ít chị em biết hết được công dụng tuyệt vời của loài đường này với sức khoẻ và nhan sắc.

Chống lão hóa: Mỗi gam đường phên chứa đến 4mg canxi và 4mg sắt và một lượng nhỏ riboflavin cùng carotene. Các nhà nghiên cứu Nhật Bản cũng chiết xuất một chất gọi là được gọi là polysaccharide “mật đường” từ đường phên có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ.

Bổ khí huyết: Đường phên có tác dụng bổ khí bổ huyết. Đây chính là sản phẩm hoàn hảo dành cho phụ nữ bởi đường phên chứa nguyên tố vi lượng phong phú trong đó có một số vi chất có tác dụng kích thích tạo máu rất mạnh mẽ. Phụ nữ sau sinh mất nhiều máu, thể trạng yếu, nên uống đường phên từ 7 – 10 ngày để bổ sung năng lượng, tăng lượng máu, có tác dụng tốt cho phục hồi thể chất, khích thích co bóp tử cung, đẩy nhanh sản dịch ra ngoài và tăng tiết sữa.

Tốt cho kinh nguyệt: Đến kỳ kinh, chị em uống đường phên giúp làm ấm cơ thể, tăng cường năng lượng, lưu thông và gia tăng tuần hoàn máu, tránh bế kinh. Theo Đông y, đường phên có tác dụng bổ tỳ ấm vị, giúp đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu đưa máu đến vùng lá lách và dạ dày nhanh hơn. Khi cảm thấy mệt mỏi, khí sắc không tốt, hàng ngày có thể uống đường phên đặc nóng vào trước bữa ăn trưa trong 1 tuần sẽ cải thiện được tình hình. Để sử dụng đường phên phát huy được công dụng có thể tham khảo các cách sau đây.

Trà ô mai đường phên: Nguyên liệu gồm ô mai (vị thuốc Bắc) 15g, đường phên 30g. Cách làm: Cho ô mai và đường phên vào nồi, chêm thêm 1,5 bát nước, dùng lửa lớn đun sôi rồi vặn nhỏ đun liu diu cho đến khi còn nửa bát, lọc lấy nước uống. Công dụng: Bổ huyết, cầm máu, đẹp da, thích hợp với người kinh nguyệt quá nhiều hoặc tử cung xung huyết.

Cháo táo đỏ hoa cúc và đường phên: Nguyên liệu gồm táo đỏ 5 – 10 quả, gạo nếp cẩm 100g, hoa cúc 15g. Cách làm: Cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào nấu nhuyễn thành cháo, khi ăn cho đường phên vừa vị là được. Công dụng: Tốt cho dạ dày, bổ máu, thải độc gan, nếu ăn thường xuyên da mặt sẽ trắng mịn hồng hào, sức khoẻ cải thiện rõ rệt.

Trà xanh đường phên: Nguyên liệu gồm trà xanh 2g, đường phên 30g. Cách làm: Sau khi trà pha đã ngấu chỉ cần cho phần đường phên vào ngoáy tan là uống được. Công dụng: Uống hằng ngày sẽ giúp da căng bóng, mịn màng.

Nước gừng khô tươi táo đỏ: Nguyên liệu gồm gừng khô, táo đỏ và đường phên mỗi loại khoảng 30g. Cách làm: Gừng khô và táo đỏ rửa sạch để ráo nước. Gừng khô thái nhỏ, táo đỏ bỏ hạt cho đường phên vào hầm nhuyễn chắt lấy nước uống và ăn phần thịt táo. Công dụng: Làm ấm cơ thể, thích hợp với người cơ thể bị hàn hoặc thường xuyên đau nhức.

Mai Nguyễn (tổng hợp)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện cục viêm xơ, làm di động của gân gấp qua vùng ngón tay bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra.
back to top