Đừng vì sợ Covid -19 mà không cho trẻ đi khám

(khoahocdoisong.vn) - Nhiều bố mẹ thấy con bị bệnh nhưng không đưa đến bệnh viện khám vì lo sợ lây nhiễm dịch bệnh Covid-19 mà bỏ qua triệu chứng bệnh nguy hiểm, khiến bệnh tiến triển nặng.

Nhiều bệnh nguy hiểm không riêng gì Covid - 19

BSCKI Khổng Thị Kim Ngọc, Phó Giám đốc Trung tâm Sản Nhi, Trưởng khoa Khám và điều trị ngoại trú (Trung tâm Sản Nhi - BV Đa  khoaK tỉnh Phú Thọ) cho biết: Những ngày gần đây, mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận khá nhiều trường hợp bệnh nhi nặng đến khám và hầu hết các trường hợp này đều được yêu cầu nhập viện điều trị ngay. Đáng nói ở chỗ, tình trạng bệnh diễn biến nặng chủ yếu do các phụ huynh lo ngại trẻ sẽ bị lây nhiễm Covid  -19 nếu đưa đến bệnh viện khám nên đã chọn giải pháp tự điều trị ở nhà. Điều này rất nguy hiểm.

Trong thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi nhiều như hiện nay, hệ thống bảo vệ đường hô hấp của trẻ suy yếu, dễ bị virus, vi khuẩn tấn công. Do đó, không riêng gì nguy cơ từ Covid-19, trẻ cũng dễ mắc các bệnh về đường hô hấp khác. Hơn nữa, đối với trẻ em, tỷ lệ mắc là rất ít và triệu chứng mắc thường nhẹ hơn nhiều so với người trưởng thành.

 Vì vậy, các phụ huynh không nên quá hoang mang, bi quan với tình hình dịch hiện nay mà không cho trẻ đi khám. Nếu trẻ xuất hiệu các biểu hiện bệnh lý như sốt, ho, chảy nước mũi, hắt hơi, bỏ ăn, … nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ theo dõi và điều trị kịp thời, tránh để xảy ra các biến chứng đáng tiếc.

Theo PGS.TS Trần Minh Điển – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, tỷ lệ trẻ em nhiễm Covid -19 ở Trung Quốc và toàn thế giới rất thấp. Trong 1 báo cáo ngày 30/1 của Trung Quốc và Tạp chí Nhi khoa quốc tế, trong số 9.000 người xác định nhiễm Covid-19, chỉ có 28 trẻ em (chiếm 0,3%) và hầu hết tình trạng bệnh của trẻ nhiễm đều nhẹ, hoặc không triệu chứng. Vì vậy, các bậc phụ huynh cũng không nên quá hoang mang, lo lắng.

Thăm khám cho bệnh nhi tại Bệnh viện đa khoa Phú Thọ

Thăm khám cho bệnh nhi tại Bệnh viện đa khoa Phú Thọ

Giữ môi trường thông thoáng

PGS.TS Trần Minh Điển khuyến cáo, thời tiết mùa đông xuân là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển, tồn tại lâu hơn trong môi trường, vì vậy làm tăng nguy cơ gây bệnh ở người, lây lan trong cộng đồng và bùng phát bệnh truyền nhiễm.

Để phòng ngừa lây nhiễm Covid -19, phải bảo đảm môi trường sạch sẽ, giảm bớt vấn đề về tiếp xúc trên bề mặt ở trong phòng, nơi sinh hoạt của trẻ phải được tiệt trùng, lau chùi sạch sẽ.

 Trong thời kỳ cao điểm về dịch, các bậc phụ huynh nên hạn chế cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời nơi có đám đông. Trong trường hợp trẻ đi lại, du lịch thì nhất thiết phải tuân thủ các quy tắc giữ gìn vệ sinh phòng chống dịch bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Đặc biệt vấn đề vệ sinh cá nhân rất quan trọng, cần chú ý giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh; ủ ấm cho trẻ em khi đi xe máy, khi ra ngoài trời; lưu ý giữ ấm bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu. Có thể cho trẻ súc miệng bằng nước muối.

Khi chăm sóc trẻ tại nhà, cần chú ý đảm bảo môi trường sinh hoạt của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát. Mỗi ngày nên thực hiện mở cửa sổ hoặc cửa phòng 2-3 lần, nhất là lúc trời nắng (mỗi lần kéo dài khoảng 30 phút đến 1 giờ) để đảm bảo không khí trong phòng được lưu thông. Cần tránh cho trẻ nằm điều hòa quá lạnh hoặc chơi ngoài trời quá lâu.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top