Dùng ánh sáng trị chứng chán chường mùa đông

(khoahocdoisong.vn) - Khi mùa đông tràn về, hàng triệu người bắt đầu cảm thấy chán nản, uể oải, và thậm chí tỏ ra lãnh đạm với những người xung quanh. Theo các chuyên gia thủ phạm của tình trạng này chính là thiếu ánh sáng.

Mất “chất dinh dưỡng”

Th.S Trần Mạnh Hoàng, Trung tâm Bồi dưỡng Kỹ năng mềm cho hay, vào mùa đông, không ít người gặp phải chứng bệnh mệt mỏi không rõ nguyên nhân, chán ăn hoặc ăn rất nhiều, liên tục rơi vào trạng thái đỡ đẫn, thậm chí còn xuất hiện biểu hiện lãnh cảm với những người xung quanh.

Tất cả những biểu hiện này xuất phát từ việc thiếu sáng, một loại “chất dinh dưỡng” rất quan trọng trong cuộc sống của con người. Các nghiên cứu đã chỉ ra, ánh nắng tự nhiên có tác dụng cực tốt đối với sức khỏe.

Ánh nắng mặt trời không chỉ tác động lên các giác quan của con người mà còn cân bằng cảm xúc, giảm bệnh tật. Ví dụ, ra ngoài trời nắng với thời gian phù hợp giúp làm ấm các nhóm cơ, giảm căng cơ và giúp bớt đau do các bệnh viêm, chẳng hạn như viêm khớp.

Tương tự các nghiên cứu chỉ ra, ánh nắng mặt trời giúp tăng cường nồng độ seratonin, hormone hạnh phúc tự nhiên của cơ thể. Đó là lý do vì sao chúng ta thường có xu hướng cảm thấy hạnh phúc và nhiều năng lượng hơn khi mặt trời chiếu sáng. Vận động dưới ánh mặt trời có thể giúp ngăn ngừa trầm cảm…

Đặc biệt, việc tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, còn giúp trời tích lũy vitamin D trong khi người già dường như có xu hướng thiếu hụt vitamin D bởi vì quá trình lão hóa và những thay đổi trong phong cách sống.

Tuy nhiên, vào mùa đông, thời tiết thường u ám, ít ánh sáng khiến cơ thể sản sinh nhiều melatonin một nội tiết tố có liên quan đến giấc ngủ, khiến chúng ta cảm thấy buồn ngủ hơn, ngủ nhiều hơn.

Đặc biệt việc ngủ nhiều kéo theo sự mệt mỏi, thiếu tập trung. Không những thế, việc thiếu ánh sáng cũng ảnh hưởng đến việc hấp thụ vitamin D, vốn rất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, khi thiếu sáng, chúng ta cũng có xu hướng ngại ra ngoài khiến cho tâm trạng vốn ủ rũ, chản nản càng thêm trầm trọng.

ThS Trần Mạnh Hoàng: Bạn đừng bỏ qua vai trò của ánh sáng mặt trời trong việc cải thiện tâm trạng. Thay vì ở trong nhà, bạn hãy tích cực ra bên ngoài để tắm nắng và tham gia các hoạt động ngoài trời. Các hoạt động ngoài trời  giúp bạn có  cơ hội tiếp xúc với bạn bè đồng trang lứa, tiếp xúc với dòng chảy của xã hội, từ đó sống tích cực hơn, yêu đời hơn, hạnh phúc hơn.

Tăng sáng không khó

Bà Anne-Marie Botek, Tạp chí chăm sóc người cao tuổi Agingcare (Hoa Kỳ) cho rằng ánh sáng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tâm trạng vào mùa đông. Nếu trời u ám, thiếu sáng, có một hình thức tăng sáng là sử dụng “hộp ánh sáng”. Bản chất của “hộp ánh sáng” là một bóng đèn huỳnh quang tiết ra ánh sáng tương tự như ánh sáng mặt trời tự nhiên.

Một hộp ánh sáng chất lượng tốt thường có một bộ lọc tia UV để ánh sáng không làm tổn hại mắt và da. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi được sử dụng đúng cách, một hộp ánh sáng có thể giúp giảm lượng melatonin lưu thông trong cơ thể từ đó cân bằng lại cảm xúc cho người già.

Trong cuộc sống đời thường, bạn có thể sử dụng ánh sáng nhân tạo từ chính các bóng đèn điện trong gia đình để cải thiện ánh sáng, từ đó cải thiện tâm trạng, tránh tình trạng để nhà cửa tối, âm u, thiếu sáng.

Tuy nhiên, việc sử dụng ánh sáng nhân tạo không tốt bằng sử dụng chính ánh sáng tự nhiên, một biện pháp đơn giản hơn rất nhiều để cải thiện tâm trạng. Theo đó, nếu thời gian và điều kiện thời tiết cho phép, chúng ta nên ra ngoài khoảng 30 -1 tiếng vào ban ngày, nhất là khi trời hửng nắng. Bạn có thể ra ngoài để tập thể dục, đi bộ, di dã ngoại… Khi ra ngoài, bạn vừa có cơ hội hít thở không khí trong lành vừa để tổng hợp vitamin D, đồng thời cũng là cách giao lưu với bạn bè hàng xóm để tránh trầm cảm, u uất.

Nhiều người cho rằng, vào mùa đông, không có ánh nắng là rất sai lầm. Bên cạnh những đợt không khí lạnh, sẽ có ngày trời hửng nắng, thậm chí ngay cả trong một ngày, vẫn có lúc trời “hửng” một lúc, hãy tận dụng quãng thời gian này để bước chây ra ngoài hít thở không khí trong lành và tận dụng ánh nắng tự nhiên.

Theo Đời sống
back to top