Dự kiến khởi công Dự án cao tốc Dầu Giây - Liên Khương trong năm 2022

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu các bộ, ngành và địa phương liên quan triển khai thực hiện các thủ tục pháp lý bảo đảm thời gian nhanh nhất, để sớm khởi công hai dự án qua địa bàn Lâm Đồng trong năm 2022.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành và đoàn công tác Chính phủ có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đồng Nai về quá trình chuẩn bị đầu tư đường cao tốc đoạn Tân Phú - Bảo Lộc và đoạn Bảo Lộc - Liên Khương, thuộc dự án xây dựng cao tốc Dầu Giây - Liên Khương.

pho-thu-tuong-le-van-thanh-va-doan-cong-tac-kiem-tra-chuan-bi-dau-tu-du-an-duong-cao-toc-dau-giay-lien-khuong..jpg
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành và đoàn công tác kiểm tra chuẩn bị đầu tư Dự án đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương.

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành và địa phương liên quan triển khai thực hiện các thủ tục pháp lý bảo đảm thời gian nhanh nhất, để sớm khởi công hai dự án qua địa bàn Lâm Đồng trong năm 2022.

Phó thủ tướng nhấn mạnh, cao tốc Dầu Giây - Liên Khương có vị trí rất quan trọng, kết nối Lâm Đồng, khu vực Tây nguyên với các tỉnh phía Nam và rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội vùng.

Tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương có tổng chiều dài 200,3 km, được chia thành 3 đoạn để đầu tư. Đoạn Dầu Giây - Tân Phú dài 61 km, thuộc địa bàn tỉnh Đồng Nai; đoạn Tân Phú - Bảo Lộc dài 66,3 km, nằm trên địa phận 2 tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng và đoạn Bảo Lộc - Liên Khương dài 73,9 km nối với cao tốc Liên Khương - Prenn, nằm hoàn toàn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Cụ thể, đoạn Dầu Giây - Tân Phú dài 61 km, tổng mức đầu tư 7.369 tỉ đồng; đoạn Tân Phú - Bảo Lộc 66 km (khoảng 55 km nằm trên địa bàn Lâm Đồng) quy mô nền đường rộng 22 m, gồm bốn làn xe ô tô và hai làn dừng xe khẩn cấp, có tổng mức đầu tư giai đoạn phân kỳ 16.220 tỉ đồng, theo phương thức đối tác công tư (PPP) có sự tham gia hỗ trợ góp vốn của nhà nước.

Riêng đoạn Bảo Lộc - Liên Khương dài 73,5 km nằm hoàn toàn trên địa bàn Lâm Đồng, chiều rộng nền đường hoàn chỉnh 24,75 m, quy mô bốn làn xe, tổng mức đầu tư giai đoạn phân kỳ 11.311 tỉ đồng, theo phương thức PPP.

Tại buổi làm việc, ông Trần Văn Hiệp, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ NNPTNT sớm thẩm định hồ sơ chuyển mục đích sử dụng rừng của dự án này sau khi 2 tỉnh đã hoàn thiện hồ sơ.

Trước đó, Sở NN-PTNT Lâm Đồng có tờ trình gửi UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét, điều chỉnh hơn 146 ha đất lâm nghiệp (hơn 136 ha đất có rừng) ra ngoài quy hoạch 3 loại rừng để xây dựng đường bộ cao tốc đoạn Tân Phú - Bảo Lộc.

Phó Thủ tướng chỉ đạo với đoạn cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc, phấn đấu khởi công vào tháng 10/2022; đoạn cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương, giao địa phương có thể triển khai song song với đoạn Dầu Giây - Tân Phú, Bộ GTVT đẩy nhanh tiến độ để bắt kịp thời gian đoạn Tân Phú - Bảo Lộc, bảo đảm đưa vào khai thác sử dụng đồng thời cả ba tuyến thuộc cao tốc Dầu Giây - Liên Khương nhằm phát huy hiệu quả đầu tư dự án quan trọng này.

Theo Đời sống
Giá xăng RON95-III giảm 110 đồng/lít

Giá xăng RON95-III giảm 110 đồng/lít

Từ 15h ngày 1/7, giá xăng E5RON92 giảm 410 đồng/lít, từ 31.300 đồng/lít xuống còn 30.890 đồng/lít, xăng RON95-III giảm 110 đồng/lít, từ mức hiện hành là 32.870 đồng/lít xuống mức 32.760 đồng/lít; xăng RON95-IV có giá 32.860 đồng/lít.
Vụ kít test Việt Á: Quảng Ninh kỷ luật một loạt lãnh đạo ủy ban và bệnh viện

Vụ kít test Việt Á: Quảng Ninh kỷ luật một loạt lãnh đạo ủy ban và bệnh viện

Không chỉ Giám đốc, phó giám đốc Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh bị kỷ luật mà rất nhiều lãnh đạo các khoa phòng và lãnh đạo Ủy ban, Trung tâm y tế Đông Triều cũng bị kỷ luật do vi phạm trong việc mua sắm kit xét nghiệm COVID-19 của Công ty CP Công nghệ Việt Á.
Khó khăn khi công bố hết dịch và chuyển COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B

Khó khăn khi công bố hết dịch và chuyển COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B

Đến nay virus SARS-CoV-2 đã có 5 biến thể mới và trong vòng 6 tháng qua biến thể Omicron có 5 biến thể phụ, nguy cơ xuất hiện biến thể mới với khả năng lây lan nhanh, gây bệnh nặng. Vì vậy, chưa chuyển phân loại bệnh COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B hoặc chưa coi bệnh COVID-19 là bệnh lưu hành.
back to top