Nhặt da và trứng cóc về ăn, hai chị em ruột tử vong

Cha mẹ đi vắng, chỉ có 3 chị em ở nhà, các em đã nhặt vật lạ từ bên ngoài, nghi là da cóc, trứng cóc về nấu ăn. Sau đó không lâu chị em xuất hiện các triệu chứng ngộ độc và tử vong.

Ngày 29/6, ông Hồ Chí Cường, Chủ tịch UBND xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông (Quảng Trị) xác nhận thông tin hai cháu nhỏ trên địa bàn vừa tử vong nghi do ngộ độc do ăn thức lạ.

Nạn nhân được xác định là 2 chị em trong một gia đình, gồm: H. Th. N. L.(SN 2014) và H. H. Đ. (SN 2020) con của anh Hồ Văn Sương (SN 1986) và chị Hồ Thị Thương, ở thôn Xa Vi, xã Hướng Hiệp.

Trước đó, vào chiều 28/6, trong lúc cha mẹ đi vắng, chỉ có 3 chị em ở nhà. Các em đã nhặt vật lạ từ bên ngoài, nghi là da cóc, trứng cóc về nấu ăn. Sau đó không lâu em N.L. và H.Đ. xuất hiện các triệu chứng ngộ độc.

Đến 17h cùng ngày, mọi người phát hiện sự việc đã đưa 2 chị em đến Trạm y tế xã Hướng Hiệp, rồi Trung tâm y tế huyện Đakrông cấp cứu, nhưng cả 2 không qua khỏi.

da-coc.jpg
Chính quyền địa phương thăm hỏi gia đình nạn nhân

Sau khi xảy ra vụ việc, UBND xã Hướng Hiệp, UBND huyện Đakrông đã đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ gia đình nạn nhân. Ông Thái Ngọc Châu, Chủ tịch UBND huyện Đakrông (Quảng Trị) cho biết, UBND huyện Đakrông đã đến chia buồn, động viên và hỗ trợ 12 triệu đồng cho gia đình của 2 nạn nhân tử vong.

Hiện gia đình đang tổ chức mai táng theo phong tục địa phương.

Trung tâm Y tế huyện Đakrông đã lấy mẫu thức ăn mà 2 cháu đã ăn để kiểm tra. Nghi ngờ là 2 cháu ăn phải trứng và da cóc do người dân để lại.

Theo Đời sống
Khám sức khỏe định kỳ phát hiện u gan 10 cm

Khám sức khỏe định kỳ, phát hiện u gan 10 cm

Hơn 60% người ung thư gan liên quan đến mắc viêm gan B. Người mắc viêm gan B mạn thường thấy khỏe mạnh và không có triệu chứng. Do đó cần phát hiện kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng suy gan, xơ gan, và ung thư gan.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top