Dự án treo hàng chục năm - những mảng màu nhếch nhác của TP HCM

TP HCM - đô thị sầm uất và năng động nhất cả nước, vẫn có những dự án dậm chân tại chỗ hàng chục năm trời, ảnh hưởng bộ mặt đô thị, đời sống người dân.

<p>Để đ&aacute;p ứng đ&ograve;i hỏi về ph&aacute;t triển kinh tế - x&atilde; hội trong bối cảnh tốc độ đ&ocirc; thị ho&aacute; nhanh như hiện nay, TP HCM cần huy động mọi nguồn lực, trong đ&oacute; nguồn lực đất đai đ&oacute;ng vai tr&ograve; hết sức quan trọng.&nbsp;</p> <p>Tuy nhi&ecirc;n, thời gian qua việc quản l&yacute;, sử dụng đất chưa hiệu quả, để lại nhiều dự &aacute;n &ldquo;treo&rdquo; h&agrave;ng chục năm trời, kh&ocirc;ng những g&acirc;y l&atilde;ng ph&iacute; m&agrave; c&ograve;n ảnh hưởng kh&ocirc;ng nhỏ đến đời sống của người d&acirc;n.</p> <p>Tại một đ&ocirc; thị sầm uất v&agrave; năng động nhất cả nước, nơi cuộc sống lu&ocirc;n hối hả với d&ograve;ng chảy kinh tế kh&ocirc;ng ngừng chuyển động, vẫn c&oacute; những dự &aacute;n dậm ch&acirc;n tại chỗ h&agrave;ng chục năm trời.&nbsp;</p> <p>Trong đ&oacute;, hai dự &aacute;n treo với thời gian kỷ lục l&ecirc;n đến hơn 20 năm l&agrave; Khu đ&ocirc; thị B&igrave;nh Quới &ndash; Thanh Đa v&agrave; Khu đ&ocirc; thị Sing &ndash; Việt. H&agrave;ng trăm hecta đất tại hai dự &aacute;n n&agrave;y trước đ&oacute; được vẽ n&ecirc;n viễn cảnh một đ&ocirc; thị văn minh, đ&aacute;ng sống nhưng đến giờ n&agrave;y, nơi đ&acirc;y vẫn c&ograve;n l&agrave; những khu đất bỏ hoang.</p> <div> <div><img alt="Dự án treo hàng chục năm - những mảng màu nhếch nhác của TP HCM - Ảnh 1." src="https://khds.1cdn.vn/2019/01/01/photo-1-1546243038625788191120.jpg" title="Dự án treo hàng chục năm - những mảng màu nhếch nhác của TP HCM - Ảnh 1." /></div> <div> <p data-placeholder="[nhập chú thích]">B&aacute;n đảo Thanh Đa nằm liền kề trung t&acirc;m th&agrave;nh phố &quot;treo&quot; 26 năm vẫn l&agrave; khu vực hoang vu, chậm ph&aacute;t triển.</p> </div> </div> <p>Trong khi đ&oacute;, mặc d&ugrave; nằm liền kề với trung t&acirc;m th&agrave;nh phố, dự &aacute;n Khu đ&ocirc; thị B&igrave;nh Quới &ndash; Thanh Đa ở quận B&igrave;nh Thạnh cũng um t&ugrave;m cỏ dại, ao đầm, s&igrave;nh lầy nhếch nh&aacute;c, t&igrave;nh trạng n&agrave;y đ&atilde; k&eacute;o d&agrave;i 26 năm qua.&nbsp;</p> <p>Được quy hoạch từ năm 1992 với tổng diện t&iacute;ch gần 427 ha, dự &aacute;n qua nhiều lần thay đổi chủ đầu tư vẫn bị k&eacute;o d&agrave;i thời gian thực hiện khiến đời sống người d&acirc;n b&aacute;n đảo Thanh Đa rất khốn kh&oacute;, kh&ocirc;ng thể mua b&aacute;n nh&agrave; đất cũng như x&acirc;y dựng, cải tạo chỗ ở.&nbsp;</p> <p>Điều kiện sinh hoạt tạm bợ, cơ sở vật chất thiếu thốn nhưng người d&acirc;n nơi đ&acirc;y vẫn phải b&aacute;m trụ với hy vọng về một viễn cảnh tươi s&aacute;ng.Nằm ở ngoại &ocirc; ph&iacute;a T&acirc;y Nam th&agrave;nh phố, dự &aacute;n Khu đ&ocirc; thị Sing &ndash; Việt tại huyện B&igrave;nh Ch&aacute;nh c&oacute; quy m&ocirc; 331 ha, tổng vốn đầu tư gần 2.000 tỷ đồng.&nbsp;</p> <p>Dự &aacute;n n&agrave;y được Ch&iacute;nh phủ chấp thuận địa điểm từ năm 1997 nhưng phải đến 10 năm sau (năm 2007), UBND TPHCM mới c&oacute; quyết định thu hồi đất tổng thể.&nbsp;</p> <p>Điểm nghẽn l&agrave;m chậm tiến độ dự &aacute;n tới 21 năm l&agrave; qu&aacute; tr&igrave;nh bồi thường, giải ph&oacute;ng mặt bằng &aacute;p gi&aacute; b&egrave;o bọt, &quot;v&ecirc;nh&quot; nhiều so với thị trường khiến người d&acirc;n kh&ocirc;ng đồng thuận, ph&aacute;t sinh khiếu nại k&eacute;o d&agrave;i.&nbsp;</p> <p>Quyền lợi của 571 hộ d&acirc;n tại đ&acirc;y bị ảnh hưởng nghi&ecirc;m trọng, ngay cả khu t&aacute;i định cư vẫn chưa được x&acirc;y dựng, mặc d&ugrave; chủ đầu tư đ&atilde; bỏ ra hơn 500 tỷ đồng để bồi thường giải ph&oacute;ng mặt bằng.</p> <p>&Ocirc;ng Trương Quốc Vinh, người d&acirc;n b&aacute;n đảo Thanh Đa cho biết: &quot;Nếu ph&aacute;t triển quy hoạch theo hướng h&igrave;nh th&agrave;nh khu sinh th&aacute;i th&igrave; t&ocirc;i rất ủng hộ v&igrave; xung quanh đ&atilde; bị đ&ocirc; thị ho&aacute;, kh&ocirc;ng c&ograve;n mảng xanh. T&ocirc;i muốn được t&aacute;i định cư tại chỗ v&igrave; nếu đi đến chỗ mới th&igrave; bắt buộc phải t&igrave;m c&ocirc;ng việc mới&quot;.</p> <p>Theo Sở T&agrave;i nguy&ecirc;n v&agrave; M&ocirc;i trường TP HCM, qua phối hợp với c&aacute;c địa phương, sở đ&atilde; r&agrave; so&aacute;t 2.822 dự &aacute;n, x&aacute;c định c&oacute; 180 dự &aacute;n với tổng diện t&iacute;ch 812,90 ha kh&ocirc;ng triển khai thực hiện n&ecirc;n đưa v&agrave;o danh s&aacute;ch thu hồi.&nbsp;</p> <p>Những dự &aacute;n n&agrave;y được đưa v&agrave;o kế hoạch sử dụng đất của c&aacute;c địa phương giai đoạn 2015 &ndash; 2018 nhưng sau 3 năm chậm triển khai hoặc chỉ &quot;x&iacute;&quot; chỗ rồi để đ&oacute;, buộc th&agrave;nh phố phải xử l&yacute; để đảm bảo quyền lợi của người d&acirc;n. Ngo&agrave;i ra c&oacute; 1.541 dự &aacute;n đang thực hiện, đủ điều kiện giữ lại trong kế hoạch sử dụng đất.</p> <p>&Ocirc;ng Nguyễn To&agrave;n Thắng, Gi&aacute;m đốc Sở T&agrave;i nguy&ecirc;n v&agrave; M&ocirc;i trường TP HCM cho biết c&oacute; nhiều nguy&ecirc;n nh&acirc;n khiến dự &aacute;n chậm triển khai như: chưa t&igrave;m được chủ đầu tư hoặc dự &aacute;n được điều chỉnh quy hoạch, chuyển sang mục đ&iacute;ch, h&igrave;nh thức sử dụng kh&aacute;c nhưng chưa được cơ quan c&oacute; thẩm quyền chấp thuận.&nbsp;</p> <p>C&ocirc;ng t&aacute;c bồi thường giải ph&oacute;ng mặt bằng k&eacute;o d&agrave;i, một số dự &aacute;n sử dụng vốn ng&acirc;n s&aacute;ch chưa được ghi vốn thực hiện, hoặc c&oacute; những dự &aacute;n sử dụng vốn ngo&agrave;i ng&acirc;n s&aacute;ch chậm triển khai do chủ đầu tư thiếu năng lực, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm.</p> <p>&quot;Khi c&ocirc;ng bố quyết định thu hồi rồi, UBND th&agrave;nh phố giao cho Sở T&agrave;i nguy&ecirc;n v&agrave; M&ocirc;i trường l&agrave;m việc trực tiếp với chủ đầu tư.&nbsp;</p> <p>C&oacute; chủ đầu tư hỏi thủ tục để tiếp tục dự &aacute;n, muốn đưa v&agrave;o lại trong kế hoạch sử dụng đất th&igrave; c&aacute;c cơ quan chức năng phải kiểm so&aacute;t đủ điều kiện, phải xem x&eacute;t theo quy định của ph&aacute;p luật&rdquo;, &ocirc;ng Thắng n&oacute;i th&ecirc;m.</p> <p>Nhận định về dự &aacute;n treo k&eacute;o d&agrave;i, c&aacute;c chuy&ecirc;n gia cho rằng c&oacute; nguy&ecirc;n nh&acirc;n do cơ chế giao đất kiểu &ldquo;xin &ndash; cho&rdquo; v&agrave; chỉ định thầu thay v&igrave; đấu thầu. Th&ecirc;m nữa, sau khi ph&ecirc; duyệt dự &aacute;n, c&aacute;c cơ quan quản l&yacute; cũng kh&ocirc;ng thường xuy&ecirc;n kiểm tra tiến độ triển khai của c&aacute;c chủ đầu tư để sớm c&oacute; giải ph&aacute;p xử l&yacute; kịp thời.&nbsp;</p> <p>Nhiều nh&agrave; đầu tư khi l&agrave;m th&igrave; &ldquo;xin&rdquo; đất rất nhiều nhưng chất lượng của việc quy hoạch c&oacute; vấn đề, hoặc kh&ocirc;ng đủ năng lực t&agrave;i ch&iacute;nh.</p> <p>&Ocirc;ng Trần Ngọc Ch&iacute;nh, Chủ tịch Hội quy hoạch ph&aacute;t triển đ&ocirc; thị Việt Nam nhận định: &quot;Điều quan trọng l&agrave; những người l&agrave;m quản l&yacute; phải nắm chắc được qu&aacute; tr&igrave;nh đầu tư.&nbsp;</p> <p>Phải c&oacute; chế t&agrave;i rất cụ thể cho từng chủ đầu tư, c&oacute; biện ph&aacute;p phạt, thu hồi lại đất giao cho người kh&aacute;c. Tất cả những điều n&agrave;y nằm trong cơ chế ch&iacute;nh s&aacute;ch, phải hết sức chặt chẽ, kh&ocirc;ng để nh&agrave; đầu tư lợi dụng ch&iacute;nh s&aacute;ch để đầu cơ&rdquo;.</p> <p>Về ph&iacute;a ch&iacute;nh quyền, để tăng cường quản l&yacute; quy hoạch, giải quyết dự &aacute;n chậm triển khai, HĐND TP HCM đ&atilde; ban h&agrave;nh Nghị quyết số 16 ng&agrave;y 5/10/2012 v&agrave; Nghị quyết số 21 ng&agrave;y 5/12/2017 để đ&aacute;nh gi&aacute; tiến độ giải quyết c&aacute;c dự &aacute;n chậm triển khai, từ đ&oacute; giao UBND th&agrave;nh phố tổ chức lập đồ &aacute;n điều chỉnh quy hoạch chung th&agrave;nh phố, x&aacute;c định ranh giới quy hoạch c&aacute;c đồ &aacute;n một c&aacute;ch hợp l&yacute;, bố tr&iacute; hợp l&yacute; nguồn lực tổ chức thực hiện.&nbsp;</p> <p>Đồng thời, đ&aacute;nh gi&aacute; năng lực của chủ đầu tư, t&iacute;nh khả thi của dự &aacute;n, x&atilde; hội ho&aacute; việc đầu tư c&aacute;c khu đ&ocirc; thị mới c&oacute; sự tham gia của người d&acirc;n.</p> <p>&Ocirc;ng Nguyễn Th&agrave;nh Phong, Chủ tịch UBND TP HCM khẳng định th&agrave;nh phố sẽ xử l&yacute; dứt điểm c&aacute;c dự &aacute;n treo trong thời gian tới:</p> <p>&quot;Hiện nay c&oacute; những dự &aacute;n k&eacute;o d&agrave;i hơn chục năm trời. Những dự &aacute;n n&agrave;o kh&ocirc;ng thể thực hiện được th&igrave; phải thu hồi, kh&ocirc;ng thể k&eacute;o d&agrave;i như thế n&agrave;y được. Trước hết l&agrave;m ở huyện Nh&agrave; B&egrave;, tại đ&acirc;y c&oacute; hơn 80 dự &aacute;n, những dự &aacute;n kh&ocirc;ng thể triển khai được th&igrave; phải c&oacute; biện ph&aacute;p xử l&yacute;, dự &aacute;n n&agrave;o đang triển khai th&igrave; phải xem tiến độ thế n&agrave;o&rdquo;.</p> <p>Với quyết t&acirc;m của l&atilde;nh đạo th&agrave;nh phố, người d&acirc;n sống trong c&aacute;c khu vực quy hoạch treo đang hết sức mong chờ, kỳ vọng sự chuyển biến sắp tới để c&oacute; thể chấm dứt nỗi khổ đ&atilde; đeo b&aacute;m họ dai dẳng h&agrave;ng chục năm trời chỉ v&igrave; những dự &aacute;n tr&ecirc;n giấy.&nbsp;</p> <p>Giải quyết dứt điểm c&aacute;c dự &aacute;n treo, b&agrave; con được an cư lạc nghiệp, th&igrave; bộ mặt đ&ocirc; thị cũng ph&aacute;t triển nhanh v&agrave; bền vững, tương xứng với tiềm năng v&agrave; vị thế của TP HCM.</p>

Theo soha.vn
Tràn lan rác thải ô nhiễm vùng ven đô Hà Nội

Tràn lan rác thải ô nhiễm vùng ven đô Hà Nội

Nhiều vị trí đất trống ven đô Hà Nội được “tận dụng” làm bãi chứa rác thải không đúng quy định. Rác không được phân loại, bốc mùi hôi thối, bủa vây khu dân cư. Thậm chí, rác được đốt trực tiếp, tạo ra luồng khói ô nhiễm, ngột ngạt.
back to top