Điện lực Hoà Bình nói gì về việc chưa cắt điện xưởng dăm gỗ trái phép?

Giám đốc Công ty Điện lực Hòa Bình cho biết, chỉ khi nào khách hàng bị thu hồi giấy phép kinh doanh thì Điện lực mới được chấm dứt hợp đồng mua bán điện với khách hàng.
Sau khi Báo Tri thức và Cuộc sống phản ánh tình trạng hàng loạt cơ sở chế biến lâm sản, dăm gỗ trái phép tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình vẫn ngang nhiên hoạt động dù đã có lệnh dừng, tháo dỡ công trình vi phạm, ngày 27/11, lãnh đạo Công ty Điện lực tỉnh Hoà Bình đã chính thức thông tin về việc bán điện cho những cơ sở vi phạm này.
Ông Nguyễn Phúc Thịnh, Giám đốc Công ty Điện lực Hòa Bình cho biết, sau khi Báo Tri thức và Cuộc sống phán ánh về tình trạng trên, Phòng Kinh doanh - Công ty Điện lực Hoà Bình đã trực tiếp kiểm tra hiện trường và có báo cáo. Cụ thể: Trong 8 khách hàng (cơ sở chế biến dăm gỗ) có 3 khách hàng có chứng nhận mục đích sử dụng đất là đất ở lâu dài, còn 5 khách hàng có mục đích sử dụng đất là đất nông nghiệp và đất rừng.
Tuy nhiên, cả 8 khách hàng này đều có giấy phép kinh doanh tại địa điểm mua điện nên Điện lực được ký hợp đồng mua bán điện theo quy định số 889/QĐ-EVN.
"Chỉ khi nào các khách hàng này bị thu hồi giấy phép kinh doanh thì Điện lực mới được chấm dứt hợp đồng mua bán điện với khách hàng", ông Nguyễn Phúc Thịnh nêu quan điểm.
Giám đốc Công ty Điện lực Hòa Bình cũng khẳng định: Nếu chính quyền địa phương có ý kiến, ngành điện sẽ phối hợp trong việc ngừng cung cấp điện đối với các cơ sở sản xuất lâm sản, dăm gỗ này.
Dien luc Hoa Binh noi gi ve viec chua cat dien xuong dam go trai phep?
Nhiều xưởng dăm gỗ trái phép tại huyện Tân Lạc vẫn ngang nhiên hoạt động vì vẫn có điện sản xuất.
Như Báo Tri thức và Cuộc sống thông tin, trước sự hoạt động trái phép tràn lan của các cơ sở chế biến lâm sản, dăm gỗ, UBND huyện Tân Lạc đã phát đi văn bản số 1237/UBND-KT gửi các Phòng: Tài nguyên và Môi trường; Kinh tế và Hạ tầng; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tài chính - Kế hoạch, Lao động – Thương binh và Xã hội; Công an huyện; UBND các xã Ngọc Mỹ, Đông Lai, Thanh Hối, Tử Nê, Phong Phú và thị trấn Mãn Đức.
Theo đó, UBND huyện Tân Lạc chỉ đạo UBND các xã, thị trấn yêu cầu các cơ sở chế biến gỗ keo dừng mọi hoạt động sản xuất trái phép trên địa bàn huyện (danh sách có 7 cơ sở mà Báo Tri thức và Cuộc sống phản ánh).
Giao các cơ quan liên quan, UBND các xã, thị trấn Mãn Đức căn cứ các quy định của Nhà nước hiện hành xử lý hành vi vi phạm trong việc sử dụng đất, xây dựng công trình trên đất đối với các cơ sở sản xuất, chế biến gỗ keo, chăn nuôi trái phép trên địa bàn huyện.
UBND các xã, thị trấn thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật, phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý kịp thời, đúng quy định các hành vi vi phạm pháp luật. Địa phương nào để xảy ra tình trạng sản xuất, chế biến gỗ keo, chăn nuôi trái phép mà không xử lý hoặc báo cáo kịp thời theo quy định thì Chủ tịch UBND xã, thị trấn đó phải kiểm điểm, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện.
Ngoài ra, các cơ quan liên quan phối hợp với UBND các xã, thị trấn thực hiện quy hoạch các khu cơ sở sản xuất kinh doanh tập trung để phục vụ sản xuất.
Tuy nhiên, thực tế những nội dung chỉ đạo trên của UBND huyện Tân Lạc đến nay vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc khi các cơ sở chế biến lâm sản, dăm gỗ trái phép vẫn ngang nhiên hoạt động. Khu vực sản xuất kinh doanh tập trung vẫn chưa hình thành…
Theo Đời sống
Đốt cỏ rác, hại chết cây xanh!

Đốt cỏ rác, hại chết cây xanh!

Những ngày đầu tháng 11/2024, khi lưu thông trên đường Mê Linh (H.Mê Linh, Hà Nội) nhiều người cảm thấy xót xa khi nhìn thấy hàng cây xanh đã khá lớn trồng ở bên lề, đoạn dài hàng trăm mét bị cháy rụi và đang trong giai đoạn chết dần.
Quên khám nghĩa vụ quân sự có bị xử phạt?

Quên khám nghĩa vụ quân sự có bị xử phạt?

Cá nhân có các hành vi vi phạm về kiểm tra, khám sức khỏe nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự thì sẽ chịu các mức xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 8 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP ngày 6/6/2022 của Chính phủ.
back to top