Đông y trị viêm thận tiềm tàng

Viêm thận tiềm tàng là trường hợp viêm thận mạn tính kéo dài, đa dạng nhưng không có biểu hiện điển hình của viêm thận. Bệnh gây tổn thương huyết mạch, kéo dài sẽ có ứ huyết, huyết không tuần kinh gây chảy máu và chảy máu lâu dài.
viêm thận

Biểu hiện của đau thận (Ảnh minh họa).

Viêm thận thể tiềm tàng là trường hợp viêm mạn tính kéo dài, đa dạng, biểu hiện lâm sàng nghèo nàn, đa số không phù, huyết áp không cao, không có biểu hiện triệu chứng thận viêm, chức năng thận không có biến đổi chỉ đôi khi thấy nước tiểu có biểu hiện khác thường. Người bệnh thường được phát hiện bệnh một cách tình cờ khi khám một bệnh khác hoặc xét nghiệm ngẫu nhiên.

Khi phát bệnh có thể có huyết niệu, một số ít có thể có triệu chứng của viêm cầu thận, nặng lên có thể biến đổi chức năng thận. Biểu hiện lâm sàng thường có 3 loại chính: Đơn thuần: albumin niệu, protein niệu; Tái phát: huyết niệu, protein niệu kéo dài và tái phát huyết niệu.

Nguyên nhân gây bệnh hiện vẫn chưa rõ ràng, có thể do liên cầu hoặc các ấu trùng hoặc do vi khuẩn nào đó gây phản ứng miễn dịch làm tổn thương cầu thận. Yếu tố làm cho bệnh phát triển là: thuốc, cảm nhiễm đường hô hấp hoặc do lao động nặng nhọc. Về tổ chức học người ta thấy ở bệnh nhân bị bệnh hệ thống màng tế bào tăng sinh, tại ổ màng tăng sinh làm cho cầu thận bị xơ hóa.

Chẩn đoán căn cứ vào sự khác thường của nước tiểu kéo dài nhiều ngày đặc biệt protein + tính phù mà không phù, huyết áp cao, chức năng thận; Tái phát nhiều lần, có sự biến đổi nước tiểu rõ ràng tiếp đó có huyết niệu và huyết niệu hết mà không có xơ thận, xơ hóa động mạch, u thận… Tiền sự thận viêm cũng có tác dụng tham khảo.

Y học hiện đại cho rằng, đa số bệnh này lành tính, một số không cần thuốc đặc hiệu nhưng cần điều trị bội nhiễm. Để phòng cảm nhiễm: giữ ấm cơ thể, tránh lao động quá sức, tránh dùng thuốc ảnh hưởng thận.

Y học cổ truyền cho rằng, viêm thận tiềm tàng thuộc phạm vi huyết niệu, hư lao… huyết và tân dịch không tự vận hành được nhờ có khí (tâm khí) làm cho chúng vận hành. Đồng thời tỳ có tác dụng thông huyết, thận có tác dụng nhiếp huyết cho nên huyết vận hành được trong mạch và phân bố khắp cơ thể. Nếu tâm quá cường thích di chuyển xuống tiểu trường, hoặc tỳ thận hư không thống nhiếp được huyết từ đó huyết huyết và chất dinh dưỡng dẫn xuống gây bệnh.

Hoặc người bệnh cơ thể suy, ngoại tà xâm nhập, thấp nhiệt ứ đọng tại hạ tiêu làm tổn thương huyết lạc hoặc thận bị lao thũng, giảm khả năng bế tàng vượng làm tân dịch hao tổn gây tổn thương huyết mạch, kéo dài sẽ có ứ huyết, huyết không tuần kinh gây chảy máu và chảy máu lâu dài. Tùy theo bệnh mà dùng các bài thuốc sau:

Hoàng kỳ linh chi ẩm: Hoàng kỳ 12g, phòng phong 10g, bạch truật 10g, tiên linh tỳ 12g, sắc uống ngày một thang. Công dụng: cường vệ, cố biểu, bổ trung ích thận. Chủ trị: Viêm thận tiềm tàng do tỳ thận hư.

Ích khí hóa ứ bổ thận thang: Hoàng kỳ 30g, xuyên quy 10g, xuyên nhung 10g, tục đoạn 10g, ngưu tất 10g, thạch vĩ 20g, hồng hoa 4g, đan sâm 30g, tiên linh tỳ 15g, ích mẫu 120g, sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: hoạt huyết, ích khí, bổ thận. Chủ trị: viêm thận tiềm tàng do cảm nhiễm đường hô hấp và các cảm nhiễm khác.

Nếu cảm nặng thì bỏ hoàng kỳ, hồng hoa, gia ngân hoa 15g, côn bố 15g, mao căn 15g, địa miết trùng 10g, trích thảo 30, bạch hoa xà thiết thảo 30g.

Thận dương hư gia: phụ tử, nhục quế, lộc giác sương, ba kích. Thận âm hư gia: Sinh địa, quy bản, nữ trinh, hãn liên thảo.

Tỳ hư gia: Đẳng sâm, bạch truật, hoài ý dĩ.

Khí hư gia: Hoàng hùng, thái tử sâm 30g. Tiểu nhiều, tiểu đêm, di tinh gia: kim anh, khiếm thực, ích trí.

Phù + huyết áp cao gia: Thủy điệt 2g. Huyết niệu gia: tam thất 4g, mao căn 30g.

Huyết áp cao bỏ xuyên nhung gia tang ký sinh 30g, địa long 15g.

BSLY giỏi Tống Trần Luân (Nguyên trưởng khoa Nội viện Y học cổ truyền TƯ)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top