Đồng Nai: Tập huấn phòng tránh ma túy HIV/AIDS cho học sinh, sinh viên

Nhằm cung cấp và hỗ trợ kiến thức, giúp các em học sinh, sinh viên có thể nhận diện về các loại ma túy và các kiến thức về phòng chống HIV/AIDS, LHH Đồng Nai đã phối hợp cùng các chuyên gia, đoàn TNCS HCM các trường Đại học, THPT để tiếp cận và truyền thông kiến thức tại nhà trường.
BS Nguyễn Xuân Quang, trung tâm CDC Đồng Nai chia sẻ các kiến thức về ma túy, HIV cho các bạn học sinh.

BS Nguyễn Xuân Quang, trung tâm CDC Đồng Nai chia sẻ các kiến thức về ma túy, HIV cho các bạn học sinh.

Nguy cơ tiếp cận các chất cấm cao

Chương trình tập huấn phòng tránh ma túy HIV/AIDS cho học sinh, sinh viên Đồng Nai sự tham gia của các khách mời đến từ CLB Phòng chống ma túy Xuân Hợp (Đồng Nai) và BS Nguyễn Xuân Quang, Khoa phòng chống HIV/AIDS thuộc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Đồng Nai (CDC).

Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ hoạt động đề xuất dự án dành cho LHH các tỉnh của Dự án VUSTA, Dự án Qũy toàn cầu phòng chóng Hiv/Aids giai đoạn 2021-2023 đang được triển khai trên địa bản tỉnh Đồng Nai.

Đồng Nai là một địa phương có tiềm năng về phát triển các hoạt động công nghiệp và là một trong bốn tỉnh, thành phố trọng điểm khu vực phía Nam nên có tỷ lệ lao động nhập cư chiếm đến 50%.

Với đặc điểm là vùng kinh tế trọng điểm nên ngoài việc phát triển các khu công nghiệp thì các các dịch vụ giải trí xã hội như Quán Bar, nhà hàng, khách sạn, karaoke, hoặc các dịch vụ, tụ điểm vui chơi, giải trí… ngày càng mở rộng, phát triển ở Đồng Nai. Các nguy cơ về việc tiếp cận, sử dụng ma túy và các chất gây nghiện dạng thuốc phiện cũng như nguy cơ lây nhiễm HIV ngày càng gia tăng và cần được quan tâm, chú trọng nhiều hơn.

Hoạt động tiếp cận, truyền thông kiến thức phòng chống HIV/AIDS trong trường học cho học sinh, sinh viên.

Hoạt động tiếp cận, truyền thông kiến thức phòng chống HIV/AIDS trong trường học cho học sinh, sinh viên.

BS Nguyễn Xuân Quang cho biết, thời gian gần đây tình trạng thanh thiếu niên, đặc biệt thanh thiếu niên là học sinh, sinh viên có xu hướng sử dụng các chất kích thích, độc hại ( thuốc lá, thuốc lá điện tử, các tiền chất tổng hợp của ma túy….) trong trường học ngày càng gia tăng. Đây chính là tiền đề cho các nguy cơ tiếp cận với các chất cấm, chất gây nghiện ở các bạn trẻ.

Theo thống kê, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm dân số trẻ 15 – 24 tuổi đã tăng từ 15.6% vào năm 2016 lên 24.3% vào năm 2021. Nguyên nhân xuất phát từ nhiều phía, trong đó có tác động do sử dụng ma túy và các chất gây nghiện. Trong đó, Đồng Nai có 87% trường hợp người nghiện sử dụng ma túy tổng hợp. Vì vậy, việc hiểu biết và ngăn ngừa việc sử dụng ma túy, phòng chống HIV là rất quan trọng và cần thiết, đặc biệt là với thế hệ thanh thiếu niên.

Cảnh báo từ người trong cuộc

Theo anh Mai Như Sơn, chủ nhiệm CLB Phòng chống ma túy Xuân Hợp (Đồng Nai) cho rằng, trẻ em hiện nay mặc dù được sống trong môi trường khá tiện nghi và đầy đủ, được quan tâm, cung cấp về vấn đề thể chất, sức khỏe, cuộc sống... nhưng các vấn đề về kiến thức, kỹ năng cuộc sống vẫn còn chưa yếu. Thời gian trò chuyện, chia sẻ của cha mẹ cùng các con càng bị thu hẹp dẫn tới khả năng thích ứng với môi trường thực tế và đương đầu với các vấn đề/ khó khăn trong cuộc sống, xã hội bị hạn chế. Vì vậy, trẻ có nguy cơ dễ bị dụ dỗ, lôi kéo hoặc bắt chước các hành vi sử dụng các chất kích thích, gây nghiện bởi các bạn bè hoặc đối tượng xấu bên ngoài.

Các hoạt động truyền thông với sự góp mặt và chia sẻ từ các học viên tại các trung tâm cai nghiện.

Các hoạt động truyền thông với sự góp mặt và chia sẻ từ các học viên tại các trung tâm cai nghiện.

Để đa dạng về hình thức, ngoài việc truyền thông theo hình thức chuyên đề thì LHH Đồng Nai đã phối hợp cùng các CLB hoạt động phòng chống ma túy, HIV/AIDS tại địa phương tổ chức các hoạt động đa dạng, sáng tạo phù hợp với lứa tuổi học sinh sinh viên như có sự xuất hiện và chia sẻ trực tiếp từ chính các học viên hiện đang học tập tại các trung tâm cai nghiện ma túy và người nhiễm HIV ( người có H+) đang sinh sống và làm việc, hoạt động tại Đồng Nai. Đây chính là bằng chứng sống để giúp các bạn trẻ có cách tiếp cận, nhìn nhận sâu sắc và thực tế nhất về ma túy, HIV và tăng cường thêm các kiến thức bảo vệ mình.

Ngoài các hoạt động trên, để tiếp cận đa dạng hơn các đối tượng thì LHH Đồng Nai đã linh động tổ chức các buổi truyền thông nhóm nhỏ tại các điểm quán cà phê, trà sữa, là nơi ưa thích dành cho các học sinh, sinh viên. Với các hoạt động cung cấp kiến thức phòng tránh ma túy, hiv thông qua việc lồng ghép hoạt động bảo vệ bản thân như: phân biệt và nhận dạng các loại ma túy, hướng dẫn sử dụng bao cao su, trải nghiệm hoạt động test hiv miễn phí….. đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều các bạn trẻ và là cơ hội lan tỏa nhiều thông điệp truyền thông ý nghĩa tới cộng đồng.

Hoạt động truyền thông hướng dẫn sử dụng BCS cho các bạn học sinh, sinh viên tại các quán trà sữa, cà phê.

Hoạt động truyền thông hướng dẫn sử dụng BCS cho các bạn học sinh, sinh viên tại các quán trà sữa, cà phê.

Theo Đời sống
Bỏng gas nghiêm trọng, xử lý thế nào?

Bỏng gas nghiêm trọng, xử lý thế nào?

Bỏng là tai nạn rất hay gặp trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Sơ cứu bỏng nhiệt đúng cách sẽ giúp giảm diện tích và độ sâu của bỏng, giúp giảm những biến chứng để lại, nâng cao hiệu quả điều trị.
Nhiễm khuẩn huyết nguy hiểm sao?

Nhiễm khuẩn huyết nguy hiểm sao?

Mỗi năm, ít nhất 1,7 triệu người trưởng thành ở Mỹ bị nhiễm khuẩn huyết. Ít nhất 350.000 người lớn bị nhiễm khuẩn huyết tử vong trong thời gian nằm viện hoặc chuyển sang chăm sóc cuối đời. Vì vậy, cần biết về bệnh để phòng tránh.
back to top