Bệnh nhân HIV thứ hai có khả năng tự tiêu diệt virus

Một bệnh nhân nhiễm HIV không điều trị thứ 2 được xét nghiệm với kết quả không tồn tại bất cứ gene HIV nào trong tế bào máu và mô.

Trong quá trình nhiễm bệnh, virus HIV sẽ phát tán các bản sao di truyền của nó vào các ADN của tế bào, tạo thành các nguồn trữ virus. Bằng cách này, virus có thể tránh được các thuốc kháng HIV và hệ miễn dịch một cách hiệu quả. Ở hầu hết các bệnh nhân, những vật chất mới của virus liên tục được sản sinh ra từ nguồn trữ này.
Liệu pháp kháng virus (ART) có thể ngăn chặn virus mới hình thành, nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn nguồn trữ ấy, vì vậy để có thể kìm hãm virus sẽ cần phải điều trị hàng ngày.
Một số người, được gọi là những người khống chế ưu tú, hệ miễn dịch có thể kìm hãm HIV mà không cần bất cứ thuốc điều trị nào.

Mặc dù trong cơ thể họ vẫn còn nguồn trữ có thể tiếp tục sản sinh virus, nhưng một loại kháng thể được gọi là tế bào sát thủ T của họ đã giúp làm suy giảm virus mà không cần sự trợ giúp của thuốc điều trị.

xu-yu-777x437.jpg
BS Xu Yu.

BS Xu Yu, thành viên của Viện Ragon thuộc MGH, MIT và Harvard, đồng thời là nhà nghiên cứu vật lý tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts đang nghiên cứu về nguồn trữ HIV ở những bệnh nhân có khả năng khống chế ưu tú này.

Nhóm nghiên cứu của cô đã ghi nhận 1 bệnh nhân được cho rằng có hệ miễn dịch đã tiêu diệt nguồn trữ virus HIV – hiện tượng này được các nhà khoa học gọi là liệu pháp khử trùng.

Nhóm nghiên cứu đã giải mã trình tự của hàng tỉ tế bào của bệnh nhân này, được đặt tên là bệnh nhân San Francisco, để truy tìm bất cứ trình tự HIV nào còn tồn tại để tiếp tục sinh sản, nhưng lại được trả về kết cả bằng 0. Phát hiện tuyệt vời về liệu pháp khử trùng không cần cấy ghép tế bào gốc này đã được công bố trên tờ Nature vào năm 2020.
Và gần đây, nhóm nghiên cứu của BS Yu đã công bố trường hợp thứ 2 về một bệnh nhân nhiễm HIV không chữa trị, đặt tên là bệnh nhân Esperanza, khi xét nghiệm không có bất cứ gene HIV trong hơn 1.19 tỉ tế bào máu và 500 triệu mô. Công bố này, được xuất bản trên tờ Annals of Internal Medicine.
“Những phát hiện này, đặc biệt sau khi ghi nhận trường hợp thứ 2, khẳng định rằng có thể tồn tại một hướng đi nhân tạo để tiếp cận liệu pháp khử trùng cho những bệnh nhân không có khả năng này”, BS Yu nói.
Những phát hiện này đã đề xuất một phản ứng nhất định của tế bào sát thủ T xuất hiện rất phổ biến ở 2 bệnh nhân này và có thể là ở cả những người mắc HIV khác sử dụng liệu pháp khử trùng.

Nếu cơ chế miễn dịch của phản ứng này được giải thích, nó có thể mở ra các hướng phát triển mới cho phương pháp điều trị làm cho hệ miễn dịch có khả năng bắt chước những phản ứng này ở các trường hợp nhiễm HIV.
Hiện các nhà khoa học đang đi sâu vào nghiên cứu những khả năng làm xuất hiện dạng miễn dịch này ở những người đang sử dụng liệu pháp ART qua văcxin, với mục đích làm cho hệ miễn dịch có khả năng kiểm soát virus mà không cần tới ART.

Theo Scitechdaily
back to top