Đổi mới, sáng tạo và quốc gia khởi nghiệp để đất nước phát triển

y là chủ đề được đưa ra trong diễn đàn do Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức vào sáng 8/12.
/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/doi-moi-sang-tao-va-quoc-gia-khoi-nghiep-de-dat-nuoc-phat-trien1.jpg

TS Phạm Văn Tân phát biểu khai mạc diễn đàn.

Theo TS Phạm Văn Tân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam, khoảng hơn 10 năm trước, ở nước ta bắt đầu xuất hiện cụm từ khởi nghiệp. Thời gian gần đây, cụm từ này được đề cập nhiều không chỉ ở quy mô một mô hình, một pháp nhân mà đã được đề cập ở quy mô quốc gia.

Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần đề cập đến cụm từ quốc gia khởi nghiệp với nội dung thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, tạo môi trường để toàn xã hội, nhà nhà tham gia hoạt động đầu tư với ý tưởng sáng tạo….

Theo kế hoạch năm 2017, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan và các hội chuyên ngành tổ chức điễn đàn với chủ đề: “Đổi mới, sáng tạo và quốc gia khởi nghiệp để đất nước phát triển: Từ nhận thức đến hành động”.

Diễn đàn được tổ chức dưới hình thức hội thảo khoa học chuyên đề trình bày các báo cáo của các cơ quan quản lý liên quan đến hoạt động khởi nghiệp, của các chuyên gia, ý kiến đánh giá, phân tích, phản biện của các cá nhân quan tâm và tham dự hội thảo đối với vấn đề khởi nghiệp.

Phát biểu đóng góp ý kiến tại diễn đàn, TS Hoàng Xuân Hòa, Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế T.Ư cho hay, với mục tiêu đến năm 2020 có trên 1 triệu doanh nghiệp, Việt Nam đang tích cực hỗ trợ khoảng 600 doanh nghiệp với 2.000 dự án trong lĩnh vực khởi nghiệp sáng tạo.

Với khoảng 60% dân số trong độ tuổi lao động, Việt Nam sẽ ở thời kỳ dân số vàng trong ít nhất 20 năm nữa. Do đó, Việt Nam đang đẩy mạnh cải cách căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo nhằm xây dựng lực lượng lao động chất lượng cao với một xã hội học tập suốt đời.

Dẫu vậy, theo ông Hòa, chúng ta cũng đang đối mặt với không ít thách thức: thiếu khung hành lang pháp lý; chậm chạp trong quá trình chuyển đổi cơ cấu sang xuất khẩu các mặt hàng và dịch vụ “công nghệ cao”; xuất phát điểm và mặt bằng khoa học công nghệ cũng như trình độ phát triển của nước ta còn thấp so với thế giới…

PH

Theo Đời sống
back to top