Doanh nghiệp khốn đốn vì không có văcxin

(khoahocdoisong.vn) - Khi dịch bùng phát tại khu công nghiệp, khu chế xuất ảnh hưởng đến sản xuất hàng hóa của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp sản xuất hàng thiết yếu. Hàng thiết yếu có đủ cung cấp cho thị trường hay không, phụ thuộc vào công nhân của các doanh nghiệp sản xuất có được tiêm phòng sớm hay không.

Dịch Covid-19 hiện đang bùng phát tại TPHCM và nhiều tỉnh phía Nam. Hiện TPHCM đã thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Nhiều tỉnh khác như Bình Dương, Đồng Tháp cũng buộc phải giãn cách, hoặc cách ly cục bộ để đảm bảo dịch bệnh không lây lan.

Khi dịch bùng phát tại khu công nghiệp, khu chế xuất ảnh hưởng đến sản xuất hàng hóa của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp sản xuất hàng thiết yếu. Hàng thiết yếu có đủ cung cấp cho thị trường hay không, phụ thuộc vào công nhân của các doanh nghiệp sản xuất có được tiêm phòng sớm hay không.

Tại Biên Hòa (Đồng Nai), Công ty CP Sản xuất bao bì công nghiệp Toàn Cầu đã cho người lao động lưu trú tại công ty để phòng dịch và đảm bảo kế hoạch sản xuất, kinh doanh của đơn vị từ 10 ngày nay.

Tuy nhiên, doanh nghiệp lo ngại sẽ phải tạm ngừng hoạt động một thời gian nếu tình hình dịch bệnh diễn biến xấu hơn. “Nếu bị gián đoạn sản xuất, không cung ứng kịp, các lô hàng sẽ bị đối tác ngừng hợp đồng và sản phẩm đó không thể tiêu thụ được ở nơi khác nên thiệt hại rất lớn” - ông Chính lo ngại.

Còn tại Công ty CP Sản xuất - thương mại Minh Trí (xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom), do trong khu vực bị phong tỏa nên buộc phải tạm đóng cửa nhà máy chuyên sản xuất chế biến gỗ xuất khẩu từ 1 tuần nay.  Ông Phạm Văn Sinh, Giám đốc Công ty cho biết, việc tạm ngừng sản xuất khiến công ty tổn thất rất lớn. Và nếu tình trạng này kéo dài, công ty sẽ gặp khó khăn rất lớn mà chưa biết giải quyết ra sao.

Thông tin từ Masan, tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng – bán lẻ lớn nhất cả nước hiện nay cho biết, tập đoàn này có 30 nhà máy, trong đó có các tổ hợp chế biến thực phẩm, đặt tại hàng chục tỉnh thành trên cả nước.

Từ khi dịch bệnh diễn ra, Masan phải tăng công suất nhiều nhà máy để đáp ứng nhu cầu của người dân. Các nhà máy sản xuất mì ăn liền, thịt mát… đều phải tăng công suất để đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên, khi các KCN, KCX bị giãn cách, các nhà máy sản xuất của Masan tại Nghệ An, Bình Dương bị ảnh hưởng nặng nề. Đến nay khó có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Đó là chưa kể, để đảm bảo đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân, buộc các doanh nghiệp bán lẻ phải gồng mình mở các cửa hàng cung cấp, phân phối như siêu thị, điểm bán lẻ.

Lưu lượng khách hàng qua lại các cửa hàng này đông, gây nguy cơ lây nhiễm cho các nhân viên trong các cửa hàng.

Tuy nhiên, các nhân viên làm việc ở tuyến đầu, thực hiện nhiệm vụ sản xuất và cung ứng hàng hóa thiết yếu lại không được đưa vào nhóm được ưu tiên văcxin. Điều này gây nên sự bất cập và có thể là “lỗ hổng” trong công tác phòng chống dịch bệnh.

Riêng Masan đã có tới 40.000 nhân viên, nhưng đến nay mới chỉ có 6.500 người được tiêm văcxin.

Đại diện của Masan cho biết, Tập đoàn Masan kiến nghị Bộ Y tế bổ sung nhân viên bán lẻ và sản xuất nhu yếu phẩm vào đối tượng tiêm chủng.

“Giờ chúng tôi lo nhất là làm sao có đủ văcxin tiêm cho công nhân, nhân viên bán hàng để không đứt gãy chuỗi sản xuất, phân phối. Đi đâu ai hỏi chúng tôi cần gì nhất lúc này thì câu trả lời là văcxin, văcxin và văcxin, trước đã”, một lãnh đạo của Masan cho biết.

Trước đó, hôm 31/5, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết tại buổi làm việc của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, mục tiêu nhập khẩu được 150 triệu liều vắc-xin phòng COVID-19 trong năm 2021 là rất khả thi. 

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp, hiệp hội tham gia tài trợ Quỹ vắc xin phòng COVID-19 cũng bày tỏ nguyện vọng được ưu tiên tiêm trước cho nhân viên của doanh nghiệp, hiệp hội mình.

Quan điểm này phần nào được đại diện Bộ Y tế chia sẻ, "Doanh nghiệp tài trợ kinh phí đủ để mua hàng trăm ngàn liều vắc xin và chỉ mong được tiêm cho mấy trăm nhân viên mà không được thì quả thật không hợp lý" - vị này nói.

Theo, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Việt Nam luôn tuân thủ nguyên tắc công bằng tiếp cận vắc xin ngừa COVID-19 của Liên Hiệp Quốc. Đồng thời, hoàn toàn có thể giải quyết được đề nghị, mong muốn chính đáng của các doanh nghiệp, các hiệp hội. 

"Họ chính là người lao động trong các nhà máy, xí nghiệp, công trường, trong các ngân hàng, khách sạn, các địa điểm tiếp xúc với nhiều người hay phải làm việc trong môi trường kín… Đây cũng là những đối tượng rủi ro cao" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo Đời sống
Khách hàng cũng sẽ được thử tay lái với mẫu xe ô tô điện thông minh đầu tiên của Việt Nam – VinFast VF e34.

Vinhomes và VinFast tổ chức sự kiện trải nghiệm bộ đôi “Nhà xanh - Xe điện” tại Hà Nội và TPHCM

Nhằm tri ân cư dân và khách hàng, đồng thời mong muốn lan toả mạnh mẽ xu hướng sống xanh và thông minh, Vinhomes sẽ phối hợp với VinFast tổ chức sự kiện “Nhà xanh xe điện – Mở lối tương lai” tại hai đô thị Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm) và Vinhomes Smart City (Nam Từ Liêm) trong hai ngày 23, 24/7 và Vinhomes Grand Park (TPHCM) trong hai ngày 30, 31/7. Khách hàng tham dự sự kiện sẽ được mục sở thị và lái thử bộ đôi ô tô điện thông minh VinFast VF 8 và VinFast e34.
"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

Báo cáo nghiên cứu vừa công bố của J&T Express cho thấy, thói quen mua sắm trực tuyến của người Việt phát triển mạnh mẽ trong dịch và duy trì khá bền vững sau đó. Đáng chú ý, nhu cầu mua sắm trên các sàn thương mại điện tử không chỉ ở các thành phố lớn mà đang "bùng nổ" ở nông thôn.
back to top