Đo bức xạ mặt trời

(khoahocdoisong.vn) - Ứng dụng web đo bức xạ mặt trời là kết quả nghiên cứu của Vũ Xuân Sơn Hữu, Lê Viết Thịnh, Đỗ Văn Long, Trần Quốc Ngữ, đều là sinh viên năm ba của Viện Kỹ thuật điện, Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Ứng dụng web đo bức xạ mặt trời là kết quả nghiên cứu của Vũ Xuân Sơn Hữu, Lê Viết Thịnh, Đỗ Văn Long, Trần Quốc Ngữ, đều là sinh viên năm ba của Viện Kỹ thuật điện, Đại học Bách Khoa Hà Nội. 

Ứng dụng này có thể thống kê và tính toán cường độ bức xạ mặt trời tại một địa điểm nhất định dựa trên nguồn dữ liệu có sẵn được người dùng đưa vào. Từ nguồn dữ liệu này, hệ thống sẽ tự động dự đoán cường độ bức xạ mặt trời dưới dạng đồ thị trong khoảng thời gian tiếp theo, giúp hộ gia đình có pin áp mái và công ty sản xuất năng lượng mặt trời dễ dàng quản lý lượng điện được chuyển đổi. Lõi thuật toán là công đoạn đầu tiên nhóm bắt tay thiết kế, có chức năng xử lý thông số đầu vào. Để lập trình phần lõi, nhóm mất gần hai tháng tạo ra 300 dòng mã hóa, sau đó sử dụng phương pháp học máy giúp hệ thống có khả năng tự xử lý dữ liệu, theo mô hình mạng Neural hồi quy.

Để xác định được cường độ bức xạ mặt trời, người dùng phải lựa chọn loại bức xạ (gồm chiếu ngang toàn cầu, chiếu xạ trực tiếp, bức xạ khuếch tán), thông số pin mặt trời (gồm vị trí lắp đặt, góc nghiêng). Sau đó nhập dữ liệu nhiệt độ trong một ngày hoặc một tuần tùy vào khoảng thời gian muốn được dự báo trên đồ thị. Các thuật toán sẽ bắt đầu xử lý, thông tin về cường độ bức xạ mặt trời sẽ được hiển thị sau 30 phút. Hệ thống được nhóm hướng tới ứng dụng vào các nghiên cứu về tái cấu trúc hệ thống pin trong điều kiện bị che khuất, giúp nâng cao công suất phát, và kiểm tra chất lượng của các tấm pin để đánh giá tuổi thọ tấm pin mặt trời. Nhóm dự tính bổ sung thêm tính năng cảnh báo cho người dùng lượng tia bức xạ mặt trời, có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe.

Theo Đời sống
back to top