Đồ ăn chiên rán, nhiều carbohydrate gây tích mỡ nội tạng

Nếu muốn giảm mỡ nội tạng, hãy từ bỏ bánh mì trắng, mì ống, gạo bởi những thực phẩm này chứa nhiều carbohydrate tinh chế, làm tăng lượng đường trong máu sau khi ăn.

Đây là nghiên cứu mới được TS Lisa R. Young, Phó Giáo sư dinh dưỡng tại Đại học New York công bố. Theo đó, ông chỉ ra 5 loại thực phẩm gây tích mỡ nội tạng nhanh, trong đó quan ngại nhất là đồ ăn chứa nhiều carbohydrate.

“Thực phẩm chứa nhiều đường, chiên rán, chứa nhiều muối và kem cũng là tác nhân gây tích mỡ nội tạng”, TS Young khuyến cáo.

Đậm độ năng lượng gây thừa cân béo phì và ung thư

GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cảnh báo, hiện nay tình trạng tiêu thụ các thức ăn có độ đậm năng lượng cao và đồ uống có đường ngày càng tăng cao, là nguyên nhân của tình trạng thừa cân, béo phì và ung thư.

“Thực phẩm chiên rán như khoai tây chiên, hành chiên, gà rán... chứa nhiều chất béo bão hòa. Đây là chất béo chuyển hóa dễ gây béo phì, tích tụ mỡ nội tạng nhất. Chưa kể, thường xuyên ăn các thực phẩm này còn gây khó tiêu, đầy bụng, dễ dẫn đến trào ngược axit dạ dày”, TS Young nhấn mạnh.

Thực phẩm có đậm độ năng lượng cao là các loại thực phẩm cung cấp khoảng 225 – 275 Kcal/100g, chẳng hạn như: bánh mỳ, thịt nạc, thịt gia cầm. Đặc biệt là các loại thực phẩm chứa lượng đáng kể chất béo, dầu hoặc đường thêm vào và các đồ ăn nhanh, đồ ăn nướng, đồ tráng miệng và bánh kẹo… thường có đậm độ năng lượng cao.

Thức ăn và chế độ ăn có nhiều năng lượng, đặc biệt là đồ ăn đã chế biến sẵn và đồ uống có đường… làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì và chính lượng mỡ cơ thể tăng lên là nguyên nhân gây ung thư đại trực tràng, thực quản, nội mạc tử cung, tụy, thận, vú và túi mật…

Trong khi đó thức ăn có đậm độ năng lượng thấp (thường chưa qua chế biến) như rau, quả và các thực phẩm chứa chất xơ không làm tăng cân, tích mỡ nội tạng, béo phì lại có thể bảo vệ chống lại một số loại ung thư.

Đồ ăn chiên rán gây tích mỡ nội tạng

Đồ ăn chiên rán gây tích mỡ nội tạng

GS.TS Trần Văn Thuấn giải thích, nói như vậy không có nghĩa rằng, tất cả thực phẩm, đồ ăn có đậm độ năng lượng cao cần phải tránh, mà là ăn như thế nào cho phù hợp. Tốt nhất, nên hạn chế tiêu thụ các “đồ ăn nhanh” như: hamburger, thịt gà rán, khoai tây rán… nên ăn thực phẩm và chế độ ăn có đậm độ năng lượng thấp và tránh đồ uống có đường, đặc biệt đối với người có lối sống tĩnh tại.

Các thực phẩm đậm độ năng lượng thấp có nguồn gốc thực vật bao gồm rau, quả và các loại ngũ cốc chưa xay xát kỹ, đậu đỗ, nước, đồ uống không năng lượng… Khi thực hiện như vậy, nguy cơ tăng cân, mỡ nội tạng giảm xuống, giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư.

Dùng carbohydrate thế nào cho đúng?

Phân tích về vấn đề này, ThS.BS Nguyễn Tiến Dũng, Trung Tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, thực phẩm chứa ba loại carbohydrate: đường, tinh bột và chất xơ. Carbohydrate được gọi là đơn giản hoặc phức tạp, tùy thuộc vào cấu trúc hóa học của thực phẩm và tốc độ đường được tiêu hóa và hấp thụ.

Các loại carbohydrate chứa nhiều đường đơn, đặc biệt là fructose làm tăng triglyceride. Triglyceride (hoặc chất béo trong máu) là một thông số quan trọng cho biết sức khỏe trao đổi chất; nồng độ triglyceride cao trong máu có thể liên quan đến bệnh mạch vành, tiểu đường và gan nhiễm mỡ.

Carbohydrate đơn thường được tìm thấy trong các loại đường đã qua chế biến, tinh chế hoặc đường bổ sung không chứa bất kỳ giá trị dinh dưỡng nào bao gồm: Kẹo; đồ uống có ga; sirô; đường ăn…

Carbohydrate phức hợp, thường được gọi là thực phẩm “giàu tinh bột”, bao gồm: cây họ đậu, rau giàu tinh bột, ngũ cốc nguyên hạt và chất xơ

Carbohydrate đơn được tiêu hóa nhanh chóng và đưa lượng glucose (năng lượng) vào máu ngay lập tức. Đường đơn được tìm thấy trong đường tinh luyện cung cấp calo, nhưng thiếu vitamin, khoáng chất và chất xơ và có thể dẫn đến tích mỡ, tăng cân.

Tuy nhiên, có các loại đường đơn trong thực phẩm giàu dinh dưỡng hơn, như trái cây và sữa. Đây là những loại đường "tự nhiên" và không giống đường tinh chế, những loại đường này thường đi kèm với vitamin, khoáng chất và chất xơ mà cơ thể chúng ta cần.

Carbohydrate phức hợp được tiêu hóa chậm hơn và cung cấp lượng glucose được giải phóng ổn định hơn vào máu. Cũng như các loại đường đơn, một số loại thực phẩm chứa nhiều carbohydrate phức tạp là lựa chọn tốt hơn những loại khác.

Các loại ngũ cốc tinh chế, chẳng hạn như bột mì trắng, đường và gạo trắng, đã được xử lý, loại bỏ nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ, thiếu vitamin B và các chất dinh dưỡng quan trọng khác không nên lựa chọn.

Ngược lại, ngũ cốc nguyên hạt chưa tinh chế giữ lại nhiều chất dinh dưỡng quan trọng và giàu chất xơ, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt thì nên ăn như: bột yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt…

Khuyến nghị bổ sung carbohydrate

Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường đơn đã qua chế biến, tinh chế cung cấp calo nhưng lại rất ít dinh dưỡng.

Nhận nhiều carbohydrate phức hợp hơn và các chất dinh dưỡng lành mạnh bằng cách ăn nhiều trái cây và rau quả.

Tập trung vào gạo nguyên hạt, bánh mì và ngũ cốc, đừng quên các loại đậu, đậu lăng và đậu Hà Lan khô.

Theo Đời sống
"Điểm" 8 loại thực phẩm giúp tăng Keratin trong cơ thể

"Điểm" 8 loại thực phẩm giúp tăng Keratin trong cơ thể

Các chất bổ sung Keratin thường được cho là giúp ngăn ngừa rụng tóc, tăng sự phát triển của móng tay và cải thiện kết cấu da. Tuy nhiên, nhiều thực phẩm lành mạnh có thể hỗ trợ cơ thể tổng hợp Keratin một cách tự nhiên.
back to top