Điều trị tổn thương sụn chêm

Hỏi: Tôi chơi đá bóng bị ngã phải đi tập tễnh, sưng nề xung quanh khớp gối. Tôi đi khám thì bác sĩ nói tổn thương sụn chêm. Xin hỏi bệnh này điều trị như thế nào?

Nguyễn Văn Tuấn (Thái Nguyên)

Điều trị khi bị tổn thương sụn chêm.

GS.TS Nguyễn Xuân Nghiên, nguyên trưởng khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội cho biết:

Khớp gối là một khớp phức hợp, lớn và chịu toàn bộ tải trọng của cơ thể. Vì được cấu tạo phức tạp, bởi nhiều thành phần, có tầm hoạt động lớn, nên khớp gối rất dễ bị tổn thương. Mỗi khi bị chấn thương, thường gây tổn thương nhiều thành phần của khớp.

Sụn chêm là một trong những thành phần quan trọng của khớp và dễ bị tổn thương nhất. Rách sụn chêm thường gặp trong tai nạn giao thông, chấn thương thể thao…

Sụn chêm có vai trò quan trọng đối với chức năng vận động khớp gối, bảo đảm sự vững chắc của khớp, giúp cho dàn đều dịch khớp và kìm hãm lại những cử động đột ngột, bất thường của khớp. Tổn thương sụn chêm rất dễ gặp trong khi chơi thể thao như điền kinh, đá bóng, trượt tuyết do khi ngã tạo ra lực xoay tại khớp gối.

Bạn không nêu rõ bạn đi khám bị tổn thương thế nào. Vì vậy, nếu triệu chứng đau, sưng nề và có tiếng kẹt khớp gối nhiều thì cần đến bệnh viện chuyên khoa để chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ hoặc có thể dùng phương pháp nội soi khớp gối để xác định được vị trí, tính chất tổn thương của sụn chêm.

Bằng phẫu thuật nội soi, có thể cắt chính xác phần tổn thương và giữ lại phần lành. Các bệnh nhân mổ theo phương pháp này chỉ cần bất động 3-5 ngày sau mổ rồi tập đi lại bằng nạng, sau 3 tuần có thể đi lại bình thường.

TH (ghi)

Theo Đời sống
Nhìn mờ - nguy cơ tiềm ẩn của đột quỵ

Nhìn mờ - nguy cơ tiềm ẩn của đột quỵ

Việc nhầm lẫn giữa nhìn mờ do đột quỵ và các bệnh về mắt là một vấn đề phổ biến, sự chủ quan có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng khiến người bệnh mất đi cơ hội điều trị sớm hoặc để lại những di chứng nặng nề.
back to top