Điều trị chứng ho ra máu

Ho ra máu là máu ở phế được tống ra ngoài bằng ho, có thể máu lẫn với đờm, trong đờm có dây máu, hay chỉ có máu và máu nhất quyết phải qua khí quản ra ngoài.

Ho ra máu

Ho ra máu do phong tà phạm phế lúc phế có táo nhiệt: Người bệnh có triệu chứng ho ra máu, ngứa họng, ngực đau, đầu đau, mình nóng, sợ gió, miệng mũi khô, mạch phù sác. Phép trị: Khu phong, thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết. Bài thuốc sử dụng một trong các bài thuốc sau:

Dùng bài 1 “tứ sinh thang” gồm sinh địa, sinh hạ diệp, sinh trắc bá diệp, sinh ngải diệp, sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2 “tang hạnh thang” gồm tang diệp, hạnh nhân, bối mẫu, sơn chi tử, sa sâm, đậu sị, lê bì, sắc uống. Nếu bệnh nhân không sốt thì bỏ đậu sị, sơn chi tử, gia thêm bạch mao căn, mẫu đơn bì, trắc bạch diệp để lương huyết, chỉ huyết.

Bài 3 dùng thuốc Nam gồm vỏ rễ dâu, rễ cỏ tranh, dành dành thán, tuyên thông phế khí giúp thanh nhiệt, chỉ huyết, lợi thủy, giải biểu nhiệt.

Ho ra máu do phong táo phạm phế: Người bệnh có triệu chứng ho khan có máu, mũi khô, họng ráo, đầu lưỡi đỏ, mạch phù sác. Thường thấy ở người nghiện rượu, nghiện thuốc.

Phép trị: Khu phong, nhuận phế. Bài thuốc sử dụng một trong các bài thuốc sau: Bài 1 “tang mạch thang” gồm tang bạch bì, mạch môn, lá hẹ, lá tre, sắc uống. Bài 2 “thanh táo cứu phế thang” gồm tang diệp, sinh thạch cao, nhân sâm, cam thảo, hạnh nhân, tỳ bà diệp, mạch môn, ma nhân, a giao, thanh táo.

Bài thuốc có tác dụng tuyên phế, thanh nhiệt, tả hỏa, ích khí, hòa trung, dưỡng phế âm, nhuận phế. Sắc uống ngày 1 thang.

Ho ra máu do hàn lưu cữu ở phế: Người bệnh có triệu chứng ho lâu, suyễn, ngực đầy, ho ra máu do hàn lưu cữu hóa hỏa, gây hỏa động.

Phép trị: Thanh hỏa, quét sạch cựu hàn. Bài thuốc sử dụng một trong các bài thuốc sau: Bài 1 “kim mạch đông thang” gồm mạch môn đông, ngũ vị tử, sinh địa, tang bạch bì, tử uyển, cát cánh, ma hoàng, tế tân, bán hạ chế, trúc nhự, trúc lịch, sắc uống ngày 1 thang. Bài 2 gồm tang bạch bì, gạo nếp sấy khô, tán bột, uống 4 – 8 lần, ngày 3 lần.

Ho ra máu do ho lâu làm phế mạch tổn thương: Người bệnh có triệu chứng đau họng, giọng bị khản do ho nhiều, có lúc sốt cơn, ho đờm có dính máu. Thường ở người bệnh ho mạn tính. Phép trị: Thanh phế, dưỡng âm. Bài thuốc gồm sinh địa, mạch môn, huyền sâm, cát cánh, cam thảo, thục địa, đương quy, bạch thược, bách hợp, bối mẫu.

Ho ra máu do nóng giận quá mức làm tâm tỳ tổn thương: Người bệnh có triệu chứng tức giận.

Phép trị: Dưỡng tâm, nhẫn an. Sử dụng bài thuốc “dưỡng tâm thang” gồm nhân sâm, bạch linh, trích cam thảo, bán hạ chế, ngũ vị tử, nhục quế, đương quy, xuyên khung, phục thần, viễn chí, táo nhân sao, bá tử nhân sao, sắc uống.

Bài 2 dùng “quy tỳ thang” gồm đảng sâm, hoàng kỳ, bạch truật, cam thảo, sinh khương, đại táo, đương quy, long nhãn nhục, phục thần, táo nhân sao, viễn chí chế, mộc hương, sắc uống ngày 1 thang.

Ho ra máu do thận âm bất túc, hư hỏa thượng cang: Người bệnh có triệu chứng ho khan, tiếng khàn, đờm ít, có dính máu hoặc ho máu, miệng khô họng ráo, mạch tế hơi sác.

Phép trị: Tư âm, nhuận phế, giáng hỏa. Bài thuốc “thiên mạch bách bộ cao gia vị” gồm thiên môn, mạch môn, bách bộ, tang bạch bì. Nấu thành cao đặc, uống 1 thìa canh/lần với 30ml nước tiểu trẻ em.

Ho ra máu do can hỏa phạm phế: Người bệnh có triệu chứng giận dữ, ngực sườn đau, ho đờm lẫn máu hoặc chỉ ho máu, miệng đắng, đầu đau, tiện táo, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch huyền sác.

Phép trị: Bình can, thanh phế, chỉ huyết. Bài thuốc sử dụng một trong các bài thuốc sau: Thanh bì, trúc nhự, mạch môn, tang bạch bì, quả dành dành thán, sắc uống ngày 1 thang.

TTƯT.BSCK II Nguyễn Hồng Siêm

(Chủ tịch Hội Đông y TP Hà Nội)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top