Không tắm rửa cho tượng thần Tài
Theo các chuyên gia phong thủy, một trong những điều kiêng kỵ trong ngày vía thần Tài là không tắm rửa cho tượng thần Tài.
Việc tắm rửa cho tượng thần Tài có thể được tiến hành trước ngày lễ thần Tài, vào ngày mùng 9, hoặc đúng mùng 10 tháng Giêng, đồng thời với lau dọn ban thờ.
Nước tắm rửa cho tượng thần Tài có thể là nước ấm pha rượu gừng như ngày mùng 10 hằng tháng. Nếu thể hiện sự long trọng, cầu kỳ hơn thì có thể dùng nước ngũ vị hương gồm có hồi khô, quế khô là 2 vị chủ đạo, còn lại dùng gừng, xả, hương nhu, đinh hương, lá nếp, lá bưởi... tùy điều kiện gia chủ.
Nhớ dùng khăn khô lau sạch nước cho các tượng thần rồi mới đặt lên ban thờ, không được để tượng thần còn ướt nước khi cúng sẽ giảm tài lộc.
Ban thờ thần Tài sắp đặt xuề xòa, lộn xộn
Khi bài trí ban thờ thần Tài, gia chủ cần phải lưu ý đến thứ tự các đồ thờ cúng trên ban thờ, không được xếp đặt tùy tiện, xuề xòa.
Trong đó, điều đầu tiên gia chủ cần lưu ý là phải nhớ vị trí đặt các tượng Thần Tài chuẩn xác trên ban thờ dựa theo đặc tính các vị Thần.
Cụ thể, nếu ban thờ đặt ở bên trái mặt tiền, nhìn ngang hông nhà nhìn sang bên phải thì phải đặt tượng ngài Thổ địa phúc đức chính thần (ông Địa) bụng to tay cầm quạt ba tiêu nhìn ra ngã ba ngã tư chiêu vời tài khí đến. Còn ngài Kim bạch phúc đức tài thần (ông Tài) thì đặt sao cho tay bê đĩnh vàng bê vào trong nhà, giữ của giữ tài khí.
Trong trường hợp ban thờ đặt ở vị trí bên phải mặt tiền nhìn ngang nhà nhìn xoay sang bên trái nhà thì cũng bài trí theo quy định trên.
Nếu ban thờ nhìn thẳng ra cửa chính thì ngài Thổ địa phúc đức chính thần đặt bên tay trái người thắp hương, ngài Kim bạch phúc đức tài thần đặt bên tay phải người thắp hương.
Ban Tam Tài sẽ có 3 tượng thì tượng ngài Thiên thần tài (thần Phát) gia chủ nên đặt ở chính giữa 2 tượng còn lại bày 2 bên.
Đặc biệt, một điều kiêng kỵ trong ngày vía thần Tài là bày thêm tượng di lặc tài thần trong ban Tam tài. Điều này sẽ thành Tứ tượng tử khí theo quan niệm tâm linh.
Đặt ban thờ gần những nơi bẩn thỉu, bừa bộn
Gia chủ cần lưu ý, không đặt đặt ban thờthần Tài ở gần nhà vệ sinh, nhà tắm, nhà bếp hay nơi phơi đồ… thì dễ bị thần linh phật ý, không cho tài lộc như ý.
Không đặt thùng rác hay đồ đạc lộn xộn, bừa bãi gần ban thờ, đó là điều kiêng kỵ trong ngày vía thần Tài.
Không dùng đèn dầu, nến khi thắp hương
Trong ngày vía thần Tài mùng 10 tháng Giêng, theo các chuyên gia phong thủy, một trong những điều đại kỵ nữa là dùng đèn nháy, đèn điện thay cho nến hay đèn dầu.
Nếu buộc phải dùng bóng đèn điện thì phải để 2 cây đèn xa tượng thờ và bát hương, tránh gây ra những trường khí không tốt, ảnh hưởng đến việc thờ cúng.
Cúng hoa quả giả
Kiêng kỵ trong ngày cúng vía thần Tài gia chủ cần lưu ý là không cúng hoa quả giả. Hoa quả trên bàn thờ thần Tài phải là hoa quả thật, tươi. Chọn loại hoa quả có hương thơm thì càng tốt.
Trang phục quần áo của người đứng cúng thiếu chỉnh tề
Khi làm lễ cúng thần Tài, gia chủ tuyệt đối không được mặc đồ xuề xòa, luộm thuộm. Những trang phục hớ hênh hở hang, thiếu vải tuyệt đối không được xuất hiện trước mặt các vị thần khi cúng lễ. Tùy vào điều kiện gia chủ, nhưng phải ăn mặc chỉn chu, thể hiện sự tôn kính với các vị thần.
Cúng vía thần Tài ngoài trời
Theo các chuyên gia phong thủy, việc cúng thần Tài ngoài sân hay ngoài cửa được coi là không tốt. Tốt nhất ở nhà riêng gia chủ nên đặt mâm cúng trong nhà.
Với những người làm kinh doanh thờ thần Tài không nên làm ở đình, chùa mà nên làm lễ ở nơi kinh doanh. Người không kinh doanh có thể cúng ở nhà hay đình chùa đều được.
Nói tục, chửi bậy, đánh chửi nhau trong ngày thần Tài
Trong khi làm lễ, trước và sau khi cúng lễ thần Tài, gia chủ lưu ý không được chửi mắng người khác, nói nhưng lời thô tục kẻo thần Phật mất lòng, khiến cho việc làm ăn thất bát, tài lộc tiêu tán hết.
Đem lộc cúng vía thần Tài cho người ngoài
Theo quan niệm dân gian, điều kiêng kỵ là chia lộc, tán lộc thắp hương thần Tài cho không phải người thân của mình, làm vậy thì lộc sẽ đi ra ngoài hết.
Đặc biệt, muối gạo sau khi cúng lễ sẽ được gia chủ cất đi, còn nước thì đứng hắt từ ngoài vào trong nhà mình ngụ ý tài lộc chỉ đi vào nhà chứ không đi ra, giữ nguyên tài lộc cho gia đình.
Không có nghi lễ tiếp nhận thần Tài
Sau khi cúng thần Tài, một điều không thể thiếu là phải làm nghi lễ tiếp nhận thần Tài mới được đón về nhà cùng may mắn, tài lộc cho gia chủ.
Sau khi tiếp nhận Thần Tài thì gia chủ thường sẽ đi bộ về phía sau nhà khoảng 3, 8, 13, 18, 23, 28, 33 hoặc 38 bước chân.