Điều cần làm ngay nếu bị chảy máu chân răng

Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có hướng xử lý kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi bị sưng viêm lợi hay chảy máu chân răng.

1. Hãy xem lại bàn chải đánh răng!

Nếu bạn thường xuyên chải, xỉa răng và khám răng một năm một lần, thì các dụng cụ vệ sinh răng miệng của bạn có thể là nguyên nhân gây chảy máu chân răng. Mặc dù bàn chải đánh răng với lông cứng có thể làm sạch răng và lợi triệt để hơn, nhưng lại hay gây kích ứng khiến lợi của bạn chảy máu.

2. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

Thực phẩm chứa nhiều đường hoặc carbohydrate làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng lợi, vì đường tạo ra môi trường lý tưởng để hình thành mảng bám. Duy trì một chế độ ăn uống ít đường và chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như rau, quả sẽ giúp bạn đẩy lùi chảy máu chân răng.

/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/dieu-can-lam-ngay-neu-bi-chay-mau-chan-rang.jpg

Ảnh minh họa.

3. Thăm khám nha khoa

Nếu thay đổi thói quen chăm sóc răng miệng, điều chỉnh thuốc và duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh cũng không chấm dứt tình trạng chảy máu chân răng thì bạn nên gặp nha sĩ. Họ sẽ kiểm tra răng lợi của bạn và xác định xem bạn có gặp phải vấn đề nào nghiêm trọng hơn không?

4. Trị chảy máu chân răng với dung dịch nha khoa

Ở nước ta, hiện nay, để ngăn ngừa chảy máu chân răng, một giải pháp đang được nhiều người tin dùng là dung dịch nha khoa có thành phần chính là dịch chiết sáp ong, kết hợp với các thảo dược khác như dịch chiết cùi quả cau, dịch chiết lá trầu không…

Đây là giải pháp toàn diện trong điều trị các bệnh về răng miệng, ngăn ngừa đau răng, tụt lợi, viêm quanh răng, chảy máu chân răng, hạn chế nguy cơ mất răng sớm. Đặc biệt, với ưu điểm là hoàn toàn từ thiên nhiên nên sản phẩm rất an toàn, không gây tác dụng phụ khi dùng trong thời gian dài.

Nếu không muốn bị chảy máu chân răng “ghé thăm” thì cách đơn giản là dùng dung dịch nha khoa thảo dược. Đừng bỏ lỡ phương pháp hữu hiệu mà nhiều người đã thành công trong cuộc chiến với các bệnh răng miệng, bạn nhé!

Kiều Mi

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top