"Điểm mặt" 5 vi khuẩn có lợi đối với sức khỏe con người

Khi nhắc đến vi khuẩn, chúng thường được liên tưởng đến như các vi sinh vật gây hại. Tuy nhiên, thực tế là có nhiều chủng vi khuẩn có lợi cho sức khỏe con người.

Bên trong cơ thể con người luôn tồn tại song song lợi khuẩn và hại khuẩn. Việc không ngừng bổ sung lợi khuẩn thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày sẽ giúp bạn tăng sức đề kháng, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng.

"Điểm mặt" 5 vi khuẩn có lợi đối với sức khỏe con người

"Điểm mặt" 5 vi khuẩn có lợi đối với sức khỏe con người

Vi khuẩn có lợi còn gọi tắt là lợi khuẩn là những vi khuẩn sống hoặc vi sinh vật sống có thể mang tới nhiều lợi ích tích cực với sức khỏe của con người. Trong cơ thể người có rất nhiều loại lợi khuẩn khác nhau nhưng phổ biến hơn cả là 2 dạng Bifidobacteria và Lactobacillus. Cụ thể:

Bifidobacteria: Vi khuẩn này thường được bổ sung bằng thực phẩm hoặc chất bổ sung dinh dưỡng, chúng có khả năng hỗ trợ tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch. Ức chế sự phát triển của các hại khuẩn trong đường ruột, hỗ trợ phân giải lactose thành những chất dinh dưỡng có lợi.

Lactobacillus: Lactobacillus có nhiệm vụ tạo ra enzyme lactase giúp phân giải lactose thành những chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. Đồng thời cũng hỗ trợ kiểm soát sự phát triển của các hại khuẩn trong đường ruột. Từ đó cải thiện khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Dưới đây là một số loại vi khuẩn có lợi nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày, để hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, cải thiện sức khỏe khỏe thể chất và tinh thần:

Vi khuẩn đường ruột: Các loại vi khuẩn đường ruột đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn. Chúng giúp duy trì cân bằng vi sinh đường ruột và hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Sự thiếu hụt của các loại vi khuẩn này có thể liên quan đến suy tim và vấn đề sức khỏe tim mạch.

Microflora làm lành vết thương: Các loại vi khuẩn trong Microflora nổi tiếng với khả năng giúp làm lành vết thương trên da. Chúng sinh sống trên da của con người và có nhiệm vụ ngăn chặn nhiễm trùng và giúp làm lành vết thương một cách hiệu quả.

Vi khuẩn bảo vệ da: Một số loại vi khuẩn trên da giúp bảo vệ nó khỏi vi khuẩn có hại. Chẳng hạn, Staphylococcal epidermis ngăn chặn vi khuẩn có hại tấn công da và giữ cho nó luôn trong tình trạng bình thường. Điều này có thể ngăn chặn viêm da, mụn trứng cá, và các vấn đề da khác.

Vi khuẩn tăng cường miễn dịch: Lactobacillus reuteri là một loại vi khuẩn tìm thấy trong sữa mẹ và có khả năng hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Nó cũng có khả năng giảm viêm nhiễm và đau. Việc cho con bú sữa mẹ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch tự nhiên của trẻ.

Vi khuẩn chống nhiễm trùng: Mặc dù Pseudomonas aeruginosa ban đầu là vi khuẩn có hại, nhưng nó cũng có khả năng sản xuất Pseudomonic acid. Đây là một hoạt chất có khả năng chống lại mầm bệnh và ngăn chặn sự phát triển của nấm, giúp hạn chế nhiễm trùng ở nhiều phần của cơ thể.

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top