"Điểm mặt" 5 món ăn có thể biến thành "chất độc" khi hâm nóng

Không ít gia đình có thói quen nấu nướng cùng lúc nhiều món hoặc nấu 1 lần ăn trong nhiều ngày để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, thực chất việc hâm lại thức ăn thừa lợi thì ít mà hại thì nhiều.

Trong cuộc sống có một số loại thực phẩm cần lưu ý khi hâm nóng lại, mọi người phải lưu ý và đừng ăn nhầm kẻo hại sức khỏe.

Trứng

Trứng không nên được tiếp xúc nhiều lần với nhiệt. Trong trứng có lượng canxi, vitamin và nhiều yếu tố dinh dưỡng khác nhưng khi bị tác động bởi nhiệt độ cao, lòng đỏ trứng có thể biến thành chất gây hại cho hệ tiêu hóa của bạn.

Ngoài ra, trứng lòng đào nếu để lâu lại càng phải vứt đi chứ không nên tiếc. Các loại vi khuẩn như Salmonella có thể sinh sôi cực nhanh và dẫn đến ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng. Chưa kể trong trứng còn có một số chủng vi khuẩn phát triển mạnh khi tiếp xúc với nhiệt độ từ 4.5-65.6 độ C, càng hâm lại nhiều lần sẽ làm gia tăng lượng vi khuẩn.

Rau xanh

Các loại rau lá xanh cũng được các chuyên gia cảnh báo không nên hâm nóng lại để dùng. Vì trong các thực phẩm này rất giàu hàm lượng nitrat, điển hình như rau bina, súp lơ, dưa chuột… Nitrat rất dễ bị thiu, nhất là để qua đêm và biến chất thành nitrit khi hâm nóng lại nhiều lần. Nitrit là chất có thể gây ung thư. Vì vậy, khi thừa rau tốt nhất bạn nên bỏ đi, không để qua đêm hoặc hâm nóng lại.

Cơm nguội

Mặc dù ai cũng nghĩ rằng chẳng có gì nguy hiểm khi ăn cơm nguội nhưng theo các nhà khoa học, trong cơm nguội chứa bacillus cereus, vi khuẩn này sẽ làm bạn có các hội chứng ngộ độc như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đi ngoài.

Những người có thể trạng yếu như người cao tuổi, trẻ em khi mắc các triệu chứng trên có thể gây thêm nhiều biến chứng nguy hiểm khác, và thậm chí có thể gây tử vong.

Cơm nguội dù được rang lên hay hâm lên bằng bất cứ cách gì đều đã bị biến chất và có khả năng gây ngộ độc. Lý do được giải thích là vì cơm chính là tinh bột và tinh bột khi được làm nóng lên đến 60 độ C trở sẽ dần dần nở ra cuối cùng biến thành dạng bột hồ, quá trình này gọi là "hồ hóa tinh bột", tức là đã biến thành một chất khác và sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tiêu hóa.

Thịt gà

Thịt gà chứa một lượng đạm mới. Việc nấu chín để nguội rồi lại hâm nóng khiến đạm biến chất, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Tốt nhất, bạn chỉ nên nấu một lượng vừa đủ và ăn hết trong ngày.

Nấm

Nấm có thể bổ sung cho chúng ta vitamin và các chất dinh dưỡng khác, không chỉ nâng cao thể chất mà còn có tác dụng chống khối u.

Nhưng nấm không thích hợp để hâm nóng sau khi đã để quá lâu, vì protein của nấm rất dễ bị phá hủy bởi các enzyme và vi sinh vật khác, nếu đun lại rồi tiêu thụ sẽ dễ gây khó chịu cho đường tiêu hóa.

Tuy nhiên, nếu bảo quản trong tủ lạnh dưới 24 giờ, hâm nóng lại trên 70 độ để tiêu thụ cũng không sao.

Theo Đời sống
Ai không nên ăn chôm chôm?

Ai không nên ăn chôm chôm?

Chôm chôm là trái cây nhiệt đới thơm ngon, chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số người được khuyến cáo hạn chế hoặc không nên ăn chôm chôm vì có thể đe dọa sức khỏe.
Ai không nên uống nghệ mật ong?

Ai không nên uống nghệ mật ong?

Uống nghệ mật ong đang dần trở thành một xu hướng chăm sóc sức khỏe được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp để sử dụng hỗn hợp này.
back to top