Đề thi Văn hé lộ chất lượng giáo viên?

(khoahocdoisong.vn) - Hàng loạt các đề thi môn Ngữ văn gần đây gây tranh cãi về những nội dung ngô nghê, “dung tục” đã khiến dư luận đặt câu hỏi về chất lượng một bộ phận giáo viên dạy Ngữ văn.

Những đề văn “nổi sóng”

Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp thành phố môn Ngữ văn của Hà Nội năm học 2020 – 2021 mới đây đã gây nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận. Cụ thể, ở câu 1 (6 điểm), đề bài yêu cầu học sinh viết một bài văn nghị luận (khoảng 2 trang giấy thi), trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của câu chuyện sau:

"Cô bé đi học về muộn, cha mẹ rất lo lắng. Khi thấy con gái về, người mẹ nhẹ nhàng hỏi :

- Con đã đi đâu và làm gì?

- Con dừng lại giúp bạn con ạ! Xe đạp bạn ấy bị hỏng.- Cô bé trả lời.

- Nhưng con đâu có biết sửa xe?

- Đúng ạ! Con dừng lại để giúp bạn ấy khóc".

Đề thi chọn học sinh giỏi Văn của Sở GD&ĐT Hà Nội.

Đề thi chọn học sinh giỏi Văn của Sở GD&ĐT Hà Nội.

Nội dung gây tranh cãi trong đề thi là “Giúp bạn ấy khóc”. Khi đưa chi tiết này, có lẽ người ra đề muốn hướng tới thông điệp, là bạn bè phải biết yêu thương, chia sẻ với nhau, nhất là trong hoàn cảnh hoạn nạn. Thế nhưng, cách diễn đạt lại tối nghĩa, gây khó hiểu. Cụ thể, “giúp khóc” nghĩa là thế nào? Có nghĩa là bạn ấy không khóc được, nên phải giúp bạn ấy khóc? Hay việc khóc rất nhọc nhằn, khó khăn, nên phải giúp đỡ để việc khóc nhẹ nhàng hơn? Cả hai cách hiểu trên đều khiến người ta phải bật cười vì sự ngô nghê trong một đề thi học sinh giỏi văn.

Đề thi được ghi là phỏng theo “Khóc giùm” trên trang (http://www.vtmonline.vn). Tuy nhiên, “khóc giùm” là khóc hộ người khác, dẫu sao cũng còn có nghĩa (như khóc mướn) hoặc trong cách nói đùa vui. Còn “giúp bạn ấy khóc”, thì thực thật là chuyện khó hiểu, kỳ lạ!

Đề kiểm tra cuối học kỳ 1 môn Ngữ văn lớp 9 (2020-2021) của Phòng GD&ĐT huyện Chư Sê – Gia Lai, cũng khiến dư luận dậy sóng về nội dung “nhạy cảm”, dung tục. Theo đó, phần Đọc hiểu của đề kiểm tra này có nội dung như sau:

Mẹ chồng và con dâu nhà kia đều góa bụa. Mẹ chồng dặn con dâu: “Số mẹ con mình rủi ro, thôi thì cắn răng mà chịu”.

Không bao lâu sau, mẹ chồng có tư tình, con dâu nhắc lại lời dặn của mẹ thì mẹ chồng đã trả lời: “Mẹ dặn là mẹ dặn con, chứ mẹ già rồi, có còn răng đâu nữa mà cắn”.

Đề kiểm tra cuối học kỳ 1 môn Ngữ văn lớp 9 (2020 - 2021) của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chư Sê – Gia Lai.

Đề kiểm tra cuối học kỳ 1 môn Ngữ văn lớp 9 (2020 - 2021) của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chư Sê – Gia Lai.

Từ nội dung phần Đọc hiểu, học sinh lần lượt trả lời 3 câu hỏi liên quan đến kiến thức về phương thức biểu đạt và tiếng Việt.

Câu hỏi đặt ra là: Với học trò lớp 9, 14 tuổi, đưa một câu chuyện “cắn răng mà chịu” về việc nhịn nhu cầu sinh lý, kèm theo đó là cách nói trí trá của mẹ chồng đối với nàng dâu, liệu có phù hợp hay không?

Mới đây, đề thi môn Ngữ văn của trường THPT Trần Văn Ơn cũng gây tranh cãi không ít khi mang lời bài hát Đom Đóm của Jack để thí sinh phân tích.

Đề thi môn Ngữ văn của Trường THPT Trần Văn Ơn.

Đề thi môn Ngữ văn của Trường THPT Trần Văn Ơn.

Đoạn lời bài hát được trích là: “Em đi mất rồi, còn anh ở lại... Người giờ còn đây không? Thuyền này còn liệu sang sông? Buổi chiều dài mênh mông, lòng người giờ hòa hay đông. Hồng mắt em cả bầu trời đỏ hoen. Ta như đứa trẻ ngây thơ, quên đi tháng ngày ngu ngơ. Người là ngàn mây bay, mình là giọt sầu chia tay. Người cạn bầu không say, còn mình giãi bày trong đây. Này gió ơi đừng vội vàng, lắng nghe được không?”.

Học sinh phải làm 4 câu hỏi nhỏ để xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích, tìm biện pháp tu từ trong một câu hát cũng như trình bày suy nghĩ về thông điệp ca khúc truyền tải.

Tuy nhiên, những lời hát đó đã đủ giá trị nghệ thuật để đến mức đưa vào đề thi hay chưa? Hay chỉ là sự khó hiểu, thậm chí vô nghĩa?

Đề văn lỗi, trách nhiệm của ai?

Liên quan đến đề kiểm tra cuối học kỳ 1 môn Ngữ văn lớp 9 (2020 - 2021) của Phòng GD&ĐT huyện Chư Sê – Gia Lai, trả lời báo chí, ông Phạm Văn Hoàng, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Chư Sê cho biết: Đề mới khiến nhiều người đọc xong nghĩ là nội dung nhạy cảm, cảm giác khó chịu. Trong tập huấn bồi dưỡng thường xuyên có nói rõ về việc giáo viên được phép ra đề mở, không nhất thiết phải lấy nội dung bài học trong sách giáo khoa mà lấy một ý trong truyện cười nào đấy để giáo dục học sinh về tính thật thà thẳng thắn.

Như vậy, theo cách giải thích của ông Hoàng, đề mở có nghĩa là giáo viên được phép không nhất thiết phải lấy nội dung bài học trong sách giáo khoa làm đề thi. Cũng theo ông Hoàng, giáo viên ra đề Ngữ văn này là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và học sinh làm đề này cũng rất tốt. Giáo viên ra đề cũng vì mục đích để học sinh nhìn nhận sự việc một cách công bằng giữa mẹ chồng với nàng dâu.

Cách giải thích của ông Hoàng thực sự không thuyết phục. Được phép ra đề “mở”, nhưng không có nghĩa là tùy tiện, muốn lấy nội dung nào thì lấy. Nếu để đạt đủ điều kiện cho những câu hỏi trong đề thi, và cả mục đích để học sinh nhìn nhận sự việc một cách công bằng giữa mẹ chồng với nàng dâu, thì thiếu gì những tác phẩm khác, tại sao lại lấy một tác phẩm như vậy?

Người ra đề là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh mà còn ra một đề khiến dư luận “dậy sóng” như vậy, vậy thì cái “giỏi” ở đây cũng khiến người ta phải suy nghĩ, băn khoăn.

Một đề thi văn, nhất là đề thi học sinh giỏi, sẽ phải qua rất nhiều khâu, từ cấp hội đồng gồm các nhà chuyên môn, nhà giáo cho đến cán bộ quản lý giáo dục. Trong khi đó, vẫn để lọt các đề với những nội dung tối nghĩa, dung tục. Câu hỏi đặt ra: Ai là người chịu trách nhiệm cho những đề văn thế này? Và chất lượng của giáo viên dạy Ngữ văn ra sao mà đến nỗi ra đề thi cũng lỗi?

Trên một số diễn đàn, nhiều giáo viên bày tỏ sự khó hiểu đối với đồng nghiệp khi ra những đề thi Văn với những nội dung gây tranh cãi như vậy. Để có được một đề thi Văn hay không dễ, tuy nhiên, nếu có sự đầu tư công sức, trách nhiệm, cẩn trọng của người ra đề, thì dù đề chưa hay, cũng sẽ không vướng phải những lỗi "kỳ lạ" mà ngay đến người không dạy Văn cũng nhận ra như vậy.

Theo Theo KH&ĐS
Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa tình yêu nhạc cổ điển

Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa âm nhạc cổ điển tới cộng đồng

Hòa nhạc Giáo dục "Classical Wonderland" với sự tham gia của Dàn nhạc Giao Hưởng Việt Nam, nhạc trưởng Honna Tetsuji, nghệ sĩ piano Nguyễn Thái Hà, cùng những người chiến thắng từ VYMI EduConcert Piano Audition 2022 vừa diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình nằm trong Dự án mang Âm nhạc cổ điển đến với cộng đồng của thành phố Hà Nội.
Đại diện Quỹ Toyota Việt Nam và các đơn vị đồng hành bàn giao điểm trường Lũng Lậu

Quỹ Toyota Việt Nam hỗ trợ xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao tỉnh Cao Bằng

Ngày 8/7, với mục tiêu đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam và góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân và toàn xã hội, Quỹ Toyota Việt Nam đã tiến hành bàn giao điểm trường Lũng Lâu, thuộc trường Tiểu học & Trung học cơ sở Vần Dính tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
back to top