Đề nghị tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng "dọn" vướng mắc dự án metro Nhổn – ga Hà Nội

Bộ KHĐT đề nghị Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng sớm triệu tập họp để xem xét, đưa ra phương án giải quyết các nội dung liên quan tới tiến độ thi công, và vấn đề giải ngân vốn dự án metro Nhổn – ga Hà Nội.
nhonga.jpg
Dự án metro Nhổn - ga Hà Nội đang có những vướng mắc về tiến độ.

Với các vướng mắc liên quan tới sự khác biệt giữa quy định của hợp đồng FIDIC (mẫu hợp đồng quốc tế theo yêu cầu của nhà tài trợ vốn) và quy định của pháp luật Việt Nam, Bộ KHĐT kiến nghị giao Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp giữa các bên liên quan nghiên cứu gỡ vướng theo hướng xây dựng đồng bộ các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức, đơn giá trong lĩnh vực đường sắt đô thị.

Trước đó, ngày 29/11, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã trực tiếp kiểm tra công trường và việc triển khai dự án metro thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn-ga Hà Nội.

Theo báo cáo của Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB), đoạn Nhổn-ga Hà Nội dài 12,5km. Trong đó, có 8,5km đi nổi và 4km đi ngầm.

Đây là dự án sử dụng nguồn vốn ODA, được khởi công ngày 25/9/2010.

Đến nay, tiến độ tổng thể chung của dự án đạt khoảng 74%. Trong đó, tiến độ đoạn trên cao đạt 89,5% và tiến độ đoạn đi ngầm đạt 33%; tiến độ giải phóng mặt bằng đoạn trên cao đã hoàn thành.

Tuy nhiên, đối với đoạn đi ngầm, việc giải phóng mặt bằng còn vướng mắc tại ga S9 và S11.

Bí thư Đinh Tiến Dũng chỉ đạo phải bám sát tiến độ đã được nêu trong tuyên bố chung của Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Pháp. Theo đó, đến năm 2022 hoàn thành đưa vào vận hành phần đi nổi 8,5km. Đến năm 2025 hoàn thành phần đi ngầm 4km và đưa vào vận hành toàn tuyến. Và coi đây là mốc thời điểm có tính pháp lệnh để tổ chức thực hiện.

Liên quan đến vướng mắc giải phóng mặt bằng đoạn đi ngầm của dự án, Bí thư Thành ủy Hà Nội lưu ý đây là lần đầu tiên giải phóng mặt bằng liên quan đến công trình ngầm, nên chưa có cơ chế cụ thể.

Do vậy đề nghị Ban Cán sự đảng UBND TP báo cáo Thường trực Thành ủy xem xét cho ý kiến, để trình HĐND cho phép ban hành cơ chế đặc thù để tiến hành giải phóng mặt bằng đoạn đi ngầm dự án Nhổn - ga Hà Nội, phấn đấu ban hành cơ chế này trong tháng 12 tới để tổ chức thực hiện.

Từ 1/8 đến 13/9/2021, tư vấn Systra đã ngừng cung cấp dịch vụ, gây sức ép với chủ đầu tư metro Nhổn - ga Hà Nội trong thương thảo, gia hạn hợp đồng.

Trong quá trình đàm phán, điều chỉnh, gia hạn hợp đồng các gói thầu, một số nhà thầu nước ngoài đã lợi dụng tính cấp bách, phức tạp của dự án để gây sức ép với chủ đầu tư, đề xuất các giá trị phát sinh lớn và thiếu hợp tác giải trình, cung cấp hồ sơ chứng minh cụ thể theo yêu cầu của chủ đầu tư.

Mới đây, Liên danh Nhà thầu Hyundai - Ghella (HGU) yêu cầu Hà Nội bồi thường 114,7 triệu USD tại Dự án Tuyến Đường sắt đô thị thí điểm của TP Hà Nội, tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội do dự án này chậm tiến độ.

Tuy nhiên, phía MRB cho rằng, bên khiếu nại cần phải đưa ra các căn cứ, dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ những nội dung khiếu nại, các hồ sơ, tài liệu chứng minh cho thiệt hại của mình do lỗi của bên kia gây ra.

Đối với khoản tiền bồi thường 114,7 triệu USD, nhà thầu chỉ mới cung cấp được hồ sơ, tài liệu chứng minh cho một phần khiếu nại với giá trị rất nhỏ (chiếm khoảng 2-3% tổng giá trị mà nhà thầu khiếu nại).

Đặc biệt, phần lớn giá trị khiếu nại của nhà thầu chỉ dựa trên các bảng tính sơ bộ, khái toán, thiếu căn cứ pháp lý cũng như các hồ sơ, tài liệu chứng minh cần thiết.

Theo Đời sống
Việc miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên UBND bằng hình thức biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín. (Ảnh minh hoạ).

Hà Nội và TPHCM có không quá 5 phó chủ tịch UBND

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký xác thực Văn bản hợp nhất ban hành Nghị định quy định số lượng phó chủ tịch UBND và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên UBND.
back to top