Dây ba mươi chữa ho lâu ngày

(khoahocdoisong.vn) - Dây ba mươi hay đẹt ác (bách bộ) thường dùng làm thuốc. Nên chọn rễ củ già to hơn ngón tay, khi phơi khô hình con thoi, chất cứng giòn, chắc, ít ngọt, đắng nhiều, mùi thơm ngát, vỏ ngoài đỏ hay nâu sẫm là tốt.

Dây ba mươi có vị ngọt, đắng, tính ấm vào phế, có tác dụng ôn phế, sát trùng, bổ phổi, chữa ho. Dùng chữa giun kim, giun đũa, dùng chín trị ho hàn, ho lao. Cây chủ yếu có chứa hoạt chất ancaloit stemonin stemonidin, còn có chất đường 2,3%, chất béo 0,8%, chất đạm 9% và các axit hữu cơ.

- Chữa trẻ nhỏ ho sốt: Dây ba mươi, bối mẫu, cát căn, thạch cao, mỗi vị đều 30g tán bột, mỗi lần dùng 12g.

- Chữa đau bụng do các loại trùng sán: Dây ba mươi tùy liều, nhiều ít nấu thành cao, uống thường xuyên phòng trị các loại trùng. 

- Chữa ho dữ dội: Dây ba mươi, gừng sống giã lấy nước, 2 vị bằng nhau. Sắc uống 2 chén hoặc dùng rễ bách bộ ngâm rượu, ngày uống 1 chén chia 3 lần.

- Ho lâu ngày: Dây ba mươi (rễ) 80g giã vắt nước, sắc lại cho dẻo quánh, mỗi lần uống 1 muỗng canh, ngày 3 lần.

- Ho nhiều: Dây ba mươi (cả dây lẫn rễ), giã vắt lấy nước cốt, trộn với mật ong, 2 thứ bằng nhau, nấu thành cao, ngậm nước nuốt từ từ.  

- Ho không dứt: Dây ba mươi (củ rễ) hơ trên lửa nướng cho khô, mỗi lần lấy nước một ít, ngậm nuốt nước.

- Trị các loại côn trùng đốt vào lỗ tai: Dây ba mươi (sao) nghiền nát, trộn với dầu mè bôi trong lỗ tai.

Dây ba mươi tuy hơi ôn, nhưng nhuận mà không táo, còn có thể khai tiết, giáng khí, trị ho thì không thuốc nào bằng, nhất là ho lâu ngày, những người tỳ vị hư nhược không nên dùng.

Lương y Nguyễn Văn Sáu (Trung tâm Y tế Bà Rịa)

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top