Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ khi ngủ

Đột quỵ khi ngủ là một tình trạng nguy hiểm và khó nhận biết, vì khi người bệnh đang ngủ thì không thể tự nhận ra được các triệu chứng của mình.

Đột quỵ khi ngủ là tình trạng đột quỵ xảy ra trong lúc người bệnh đang ngủ. Trong những trường hợp này, người bệnh có thể đi ngủ với cảm giác bình thường. Thế nhưng khi thức dậy, người bệnh có thể gặp các triệu chứng của đột quỵ. Bệnh lý này đôi lúc còn được gọi là đột quỵ đánh thức. Ước tính có khoảng 8 – 28% ca bệnh đột quỵ xảy ra khi ngủ.

Một trong những khó khăn khiến việc cấp cứu cho người bị đột quỵ khi ngủ là người bệnh và người xung quanh khó nhận biết cơn đột quỵ đang xảy ra hay xảy ra từ lúc nào.

Người bị đột quỵ lúc ngủ dễ bỏ qua “thời gian vàng” để cấp cứu, làm gia tăng nguy cơ gặp biến chứng, thậm chí là tử vong. Phần lớn người bệnh phải đối mặt với các di chứng nặng nề như liệt, méo miệng,… làm suy giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến tâm lý, công việc

Dấu hiệu đột quỵ khi ngủ

Đột quỵ khi ngủ có thể xuất hiện đột ngột, trong khi bệnh nhân đang ngủ hoặc ngay sau khi thức dậy. Các dấu hiệu này có thể bao gồm:

Chóng mặt, hoa mắt: Tình trạng hoa mắt, chóng mặt đột ngột là dấu hiệu cảnh báo sự suy giảm lượng máu lên não. Điều này sẽ khiến người bệnh bị xây xẩm, choáng váng, đặc biệt là khi ngồi xuống hoặc đứng lên. Thậm chí một số người còn bị té ngã, gây ra tổn thương cho cả thể trạng và tinh thần.

Rối loạn giấc ngủ: Cơ thể mệt mỏi, cơn đau đầu xuất hiện dai dẳng, buồn nôn,… là các triệu chứng điển hình làm giấc ngủ gián đoạn. Lúc này, chất lượng giấc ngủ sẽ bị suy giảm, người bệnh sẽ khó ngủ hơn. Mất ngủ kéo dài sẽ làm suy giảm khả năng ghi nhớ, tập trung, khiến tâm trạng cáu gắt, cơ thể mệt mỏi,… và cũng có thể là dấu hiệu cảnh bảo trước của bệnh đột quỵ lúc ngủ.

Buồn nôn, đau đầu dữ dội: Hoạt động của cơ thể sẽ bị giảm sút vào ban đêm, làm độ nhớt trong máu cao hơn dễ tạo ra huyết khối, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn hoặc thiếu máu não. Khi đó, người bệnh sẽ đối mặt với cơn đau đầu dai dẳng, dữ dội. Đây đều là những triệu chứng xuất hiện phổ biến ở người bị đột quỵ.

Cơ thể tê cứng, mệt mỏi: Tay chân bị tê trong lúc ngủ cũng là một trong những dấu hiệu đột quỵ khi ngủ cần lưu ý. Người bệnh phải đặc biệt cảnh giác nếu triệu chứng này xuất hiện ở một bên của cơ thể. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp tình trạng không cầm, nắm đồ vật được.

Chảy nước dãi một bên: Vùng vỏ não sẽ bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu oxy, thiếu máu. Từ đó làm chức năng dưới lưỡi rối loạn, dẫn đến triệu chứng chảy nước dãi một bên, mắt xếch, nhếch miệng. Đặc biệt, người bệnh có thể thường xuyên ngáp ngủ khi bị thiếu máu não, thiếu oxy nghiêm trọng, xơ cứng động mạch.

Các dấu hiệu khác: Để phòng tránh đột quỵ khi ngủ, bạn cũng cần cảnh giác với các dấu hiệu như khó phát âm, bị ngọng bất thường, mắt mờ, giảm thị lực đột ngột,…

Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ khi ngủ. Ảnh minh họa

Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ khi ngủ. Ảnh minh họa

Đột quỵ khi ngủ có nguy hiểm không?

Đột quỵ khi ngủ là một tình trạng nguy hiểm, có thể gây tử vong hoặc để lại các di chứng nặng nề. Nếu không được cấp cứu kịp thời, đột quỵ khi ngủ có thể dẫn đến các hậu quả sau:

Chết não

Đột quỵ khi ngủ có thể làm cho một phần não bộ chết đi do thiếu oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết. Điều này có thể gây ra các di chứng nặng nề như liệt nửa người, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn thị giác hoặc rối loạn trí nhớ.

Tử vong

Nếu không được cấp cứu kịp thời, đột quỵ khi ngủ có thể dẫn đến tử vong. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 6 triệu người chết vì đột quỵ.

Liệt nửa người, liệt tứ chi

Một trong những hậu quả nghiêm trọng của đột quỵ khi ngủ là liệt nửa người hoặc liệt tứ chi. Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sự độc lập của người bệnh.

Rối loạn ngôn ngữ

Đột quỵ khi ngủ có thể gây ra rối loạn ngôn ngữ, khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc nói chuyện hoặc hiểu ngôn ngữ. Điều này có thể ảnh hưởng đến giao tiếp và sự tương tác xã hội của người bệnh.

Rối loạn thị giác

Rối loạn thị giác là một trong những hậu quả phổ biến của đột quỵ khi ngủ. Người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc nhìn thấy đối tượng hoặc mất khả năng nhìn ở một hoặc cả hai mắt.

Rối loạn trí nhớ

Đột quỵ khi ngủ có thể gây ra rối loạn trí nhớ, khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc ghi nhớ và tái tạo lại thông tin. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập và làm việc của người bệnh.

Rối loạn tâm thần

Một số trường hợp đột quỵ khi ngủ có thể dẫn đến các rối loạn tâm thần như trầm cảm, lo âu hoặc chứng mất ngủ. Điều này có thể ảnh hưởng đến tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Cách phòng tránh đột quỵ khi ngủ

Để ngăn đột quỵ khi ngủ xảy ra, bạn nên loại bỏ những nguyên nhân gây ra đột quỵ bằng các biện pháp sau đây:

Từ bỏ các thói quen xấu

Không uống rượu bia hoặc các chất kích thích khác trước khi ngủ.

Không ăn đêm

Hạn chế sử dụng hoặc để các thiết bị điện tử quanh người.

Giữ tâm trạng bình tĩnh, thoải mái để bắt đầu giấc ngủ.

Không hút thuốc lá.

Cải thiện chế độ dinh dưỡng

Ngoài tránh ăn đêm, bạn cần cải thiện chế độ của mình:

Nên bổ sung các loại ngũ cốc, các sản phẩm họ đậu, rau củ quả.

Tránh đồ ngọt, thực phẩm có chất béo xấu, thức ăn nhanh, đồ chiên xào, cay nóng.

Hạn chế thực phẩm chứa nhiều sữa động vật, chất béo, đường.

Uống nhiều nước lọc hoặc các loại sữa hạt.

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục giúp cải thiện hệ tuần hoàn máu tốt hơn, từ đó tránh nguy cơ đột quỵ. Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên tập luyện 5 lần/tuần, mỗi lần 30 phút sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.

Giữ ấm cơ thể

Giữ ấm cơ thể nói riêng và giữ gìn sức khỏe nói chung chính là điều quan trọng nhất để phòng tránh bệnh tật, đặc biệt là bệnh đột quỵ.

Giữ ấm cơ thể giúp phòng tránh tăng huyết áp, từ đó ngăn ngừa tình trạng đột quỵ do vỡ mạch máu.

Kiểm tra sức khỏe định kì

Kiểm tra, tầm soát sức khỏe giúp phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ. Nếu có các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ, cần chủ động điều trị hoặc can thiệp kịp thời giúp phòng tránh tối đa nguy cơ gây đột quỵ. Đối với những người mắc các bệnh lý như đái tháo đường, mỡ trong máu, tim mạch, cần theo dõi sức khỏe sát sao và điều trị hiệu quả.

Theo Đời sống
Nhiễm khuẩn huyết nguy hiểm sao?

Nhiễm khuẩn huyết nguy hiểm sao?

Mỗi năm, ít nhất 1,7 triệu người trưởng thành ở Mỹ bị nhiễm khuẩn huyết. Ít nhất 350.000 người lớn bị nhiễm khuẩn huyết tử vong trong thời gian nằm viện hoặc chuyển sang chăm sóc cuối đời. Vì vậy, cần biết về bệnh để phòng tránh.
back to top