Dấu hiệu bất thường ở bàn chân cảnh báo bệnh tiểu đường đang "rình rập"

Người bệnh tiểu đường khi lượng đường trong máu cao thường xuyên làm tổn thương các dây thần kinh, mạch máu ở bàn chân, do đó khi có vết thương ở bàn chân sẽ lâu lành, có thể kéo dài vài tuần hoặc vài tháng.

Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai.

Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.

Dấu hiệu bất thường ở bàn chân cảnh báo bệnh tiểu đường đang "rình rập". Ảnh minh họa

Dấu hiệu bất thường ở bàn chân cảnh báo bệnh tiểu đường đang "rình rập". Ảnh minh họa

Dưới đây là một số dấu hiệu ở bàn chân cảnh báo bệnh tiểu đường đang "rình rập":

Loét bàn chân

Tuần hoàn kém và tổn thương thần kinh khi mắc bệnh tiểu đường có thể khiến cơ thể khó lành vết thương. Loét bàn chân là tình trạng xảy ra từ những vết thương hở, vết xước nhỏ, vết cắt lâu lành hoặc do cọ xát với giày không vừa chân. Theo thống kê cho thấy, tỉ lệ người mắc bệnh tiểu đường sẽ bị loét bàn chân lên đến 10%.

Mụn nước

Người bệnh tiểu đường có thể xuất hiện các mụn nước ở chân. Không giống như các mụn nước phát triển sau khi bị bỏng, những mụn nước này không đau nhưng khi vỡ ra tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng.

Da dày sừng

Người bệnh tiểu đường có thể xuất hiện tình trạng da dày lên, có sáp hoặc phù nề. Nguyên nhân do phản ứng của glucose (đường) với protein trong da, khiến mức glycation tăng dẫn đến lão hóa da và trầm trọng thêm các tình trạng như mụn trứng cá.

Hội chứng chân không yên (RLS)

Hội chứng chân không yên là một rối loạn thần kinh phổ biến, gây cảm thấy rất khó chịu cho người bệnh khi đang ngồi hay nằm xuống. Từ đó, ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt khi xuất hiện bệnh thần kinh tiểu đường có nguy cơ cao mắc hội chứng chân không yên với các cảm giác khó chịu ở chân khiến người bệnh phải di chuyển. Tình trạng này thường xảy ra vào ban đêm hoặc khi bệnh nhân nằm nghỉ nên gây kiệt sức và ảnh hưởng đến giấc ngủ người bệnh.

Lưu thông kém

Mức đường huyết tăng cao có nhiều khả năng mắc bệnh động mạch ngoại biên (PAD). Tình trạng này khiến các động mạch bị tổn thương, biến dạng, ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến chân và bàn chân do tuần hoàn kém. Từ đó khiến chân yếu, thường bị chuột rút, các vết loét hoặc nhiễm trùng khó lành có thể dẫn đến hoại tử.

Ngứa ran và mất cảm giác

Lượng đường trong máu cao trong thời gian dài có thể gây ra tổn thương thần kinh gọi là bệnh thần kinh liên quan đến bệnh tiểu đường. Khi thần kinh bị tổn thương có thể gây tình trạng nóng rát, ngứa ran, đau và thậm chí mất cảm giác ở bàn chân.

Tình trạng mất cảm giác khiến bệnh nhân không cảm nhận được các vết phồng rộp hay vết cắt ở chân. Lâu ngày có thể dẫn đến nhiễm trùng, lở loét.

Rối loạn thăng bằng

Bệnh tiểu đường làm tổn thương các dây thần kinh và mạch máu của tai, ảnh hưởng đến khả năng giữ thăng bằng. Lượng đường trong máu cao cũng có thể dẫn đến mất nước, góp phần gây chóng mặt.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top