Dưới đây là một số loại thực phẩm và đồ uống cần tránh nếu bạn vừa mới uống thuốc
Cà phê
Nếu đang dùng thuốc làm giãn phế quản Bronchodilator để điều trị hen suyễn. Tuyệt đối không được uống đồ uống chứa nhiều caffeine như cà phê.
Tác dụng phụ thường gặp ở bệnh nhân dùng thuốc này bao gồm đánh trống ngực, căng thẳng và dễ bị kích thích. Nếu uống cà phê cùng với thuốc làm giãn phế quản có thể khiến những triệu chứng trên thêm nặng hơn.
Nếu đang dùng thuốc làm giãn phế quản Bronchodilator để điều trị hen suyễn. Tuyệt đối không được uống đồ uống chứa nhiều caffeine như cà phê. |
Ngoài ra, nếu đang uống thuốc bạn cũng không nên sử dụng đồ uống chứa nhiều chất kích thích như cà phê. Vì caffeine trong cà phê sẽ kích thích dạ dày tiết axit, gây ra các tác dụng phụ, thậm chí dẫn đến xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày.
Bia rượu
Aspirin là một loại thuốc chữa đau đầu, mệt mỏi rất hiệu quả. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không uống bia rượu khi đang dùng thuốc này.
Vì chất Aspirin sẽ cản trở quá trình chuyển hóa acetaldehyde thành axit axetic (chất tạo thành khi uống bia rượu) khiến acetaldehyde tích tụ trong cơ thể gây nóng trong người và cảm giác đau nhức toàn thân, tổn thương gan.
Sữa
Uống sữa giúp bổ sung canxi cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu dùng sữa để uống thuốc thì lượng canxi này sẽ cản trở sự hấp thu của một số loại thuốc, đặc biệt là kháng sinh. Vì vậy, để thuốc uống được phát huy hết tác dụng bạn không nên uống cùng với sữa.
Nước trái cây
Nhiều loại nước trái cây khi dùng uống thuốc sẽ làm tác dụng của thuốc hoặc gây nên tác dụng phụ, đặc biệt là nước ép bưởi. Một số nghiên cứu cho thấy, hợp chất Furanocoumarins trong nước ép bưởi làm mất tác dụng của enzyme CYP3A4 trong màng ruột. Enzyme này có khả năng phân giải nhiều loại thuốc. Do đó, không khuyến khích uống thuốc bằng nước ép trái cây.
Trà xanh
Mặc dù trà xanh là thứ đồ uống có nhiều chất chống ôxy hóa, có khả năng “đánh bại” những tế bào ung thư, nhưng khi uống trà xanh cùng thuốc chống ung thư thì tác dụng này hầu như không còn nữa.
Không nên uống trà khi đang uống viên sắt. Hợp chất tanin sẵn có trong trà kìm hãm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Vì thế uống nước trà trong thời gian cần bổ sung sắt sẽ kém hoặc không có hiệu quả. Trường hợp cần, có thể uống vào thời điểm tối thiểu 1,5 giờ sau khi uống thuốc.
Nhân sâm
Những bệnh nhân bị tăng huyết áp hoặc thường xuyên phải dùng thuốc huyết áp nên tránh ăn nhân sâm để tránh gây tăng huyết áp.
Tỏi
Tỏi là loại gia vị làm dậy mùi món ăn nhưng khi kết hợp với thuốc trị tiểu đường có thể gây giảm đường huyết trong máu đột ngột.
Tôm
Không nên ăn tôm trước và sau 2 giờ uống vitamin C. Vì chất hóa học đồng có trong tôm sẽ oxy hóa vitamin C và làm mất tác dụng của vitamin, thậm chí có thể gây nguy hiểm.
Chuối
Những người đang uống thuốc điều trị huyết áp cao không nên ăn nhiều loại trái cây chứa nhiều Kali như chuối, rau lá xanh và cam. Vì khi đó có thể dẫn tới nồng độ Kali cao gây rối loạn nhịp tim, hồi hộp. Điều này không hề tốt đối với bệnh nhân bị huyết áp cao.
Trái cây có múi
Axit trong các loại trái cây có múi như cam, quýt, chanh có thể can thiệp vào quá trình phân hủy thuốc ho có Dextromethorphan. Quá trình này không những làm giảm hiệu quả chữa bệnh ho mà còn gây nên các triệu chứng buồn ngủ, ảo giác. Chính vì vậy, sau khi uống thuốc ho bạn không nên ăn các loại trái cây có múi kể trên.