Đái tháo đường typ 2 có di truyền?

(khoahocdoisong.vn) - Con bị đái tháo đường (ĐTĐ) thì 40% bố mẹ (hoặc ngược lại – tức thế hệ cận kề) có khả năng mắc bệnh. Nhưng mức độ ảnh hưởng có khác nhau; khi mẹ bị mắc bệnh, khả năng con bị mắc ĐTĐ cao hơn so với bố bị bệnh...

Hỏi: Xin KH&ĐS cho biết, bố mẹ bị đái tháo đường typ 2 có ảnh hưởng tới con không? Bệnh này có do di truyền không? Có phải ngay thời kỳ mang thai đã liên quan tới bệnh của trẻ sau này không?

Ngô Thị Phúc (Phú Thọ)

PGS.TS Tạ Văn Bình, nguyên Viện trưởng Viện Rối loạn chuyển hóa và Đái tháo đường (ĐTĐ): Có tới 60 - 100% các cặp sinh đôi cùng trứng cùng mắc bệnh ĐTĐ typ 2. Con bị ĐTĐ thì 40% bố mẹ (hoặc ngược lại – tức thế hệ cận kề) có khả năng mắc bệnh. Nhưng mức độ ảnh hưởng có khác nhau; khi mẹ bị mắc bệnh, khả năng con bị mắc ĐTĐ cao hơn so với bố bị bệnh. Nếu cả bố mẹ cùng mắc ĐTĐ thì còn có khả năng mắc bệnh tới 70%.

Người ta cho rằng có một gene đặc biệt được hình thành và phát triển do chính sự thiếu đói của thai nhi trong tử cung. Trong lịch sử phát triển loài người, mục đích của sự hình thành gene này là giữ lại năng lượng dư thừa, để dự trữ nuôi sống cơ thể, phòng lúc đói kém. Gen này đã tạo ra một “chương trình chuyển hóa đặc biệt” ngay từ khi trong bào thai.

Khi đứa trẻ ra đời nếu tiếp tục một chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ít hoạt động thể lực...sẽ là những điều kiện thuận lợi để bệnh ĐTĐ typ 2 phát triển.

Theo Đời sống
Thường xuyên thức khuya.... đột quỵ dễ "ghé thăm"

Thường xuyên thức khuya.... đột quỵ dễ "ghé thăm"

Hiện nay, với cuộc sống bận rộn và áp lực công việc, việc thức khuya đã trở thành một thói quen phổ biến. Tuy nhiên, ít ai biết thói quen này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ đột quỵ.
back to top